Đau dạ dày là một tình trạng khá phổ biến và có những tình trạng như đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, đau bụng, đau dạ dày nôn ra máu, đau dạ dày tiêu chảy,… Có rất nhiều cách để điều trị bằng thiên nhiên như sử dụng nghệ, mật ong, bột sắn dây,… Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến mọi người một loại lá chứa rất nhiều những công dụng dùng: Lá vú sữa chữa đau dạ dày và cách sử dụng sao cho hiệu quả
Nội dung bài viết
Thành phần hóa học của lá vú sữa
Lá vú sữa (Chrysophyllum cainito) chứa nhiều các hợp chất có hoạt tính sinh học, bao gồm:
- Tanin: là polyphenol có khả năng kết tủa protein, sẽ hình thành nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế tiết axit dịch vị, làm dịu các tổn thương và giảm viêm các vết loét.
- Flavonoid: có tác dụng chống oxy hóa, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của gốc tự do, giảm tình trạng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạ dày).
- Saponin: có tác dụng chống viêm, giảm tiết axit dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa và làm lành vết thương.
- Alkaloid: có tác dụng giảm đau, co thắt cơ trơn, giúp giảm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
Bên cạnh đó, lá vú sữa còn chứa những chất dinh dưỡng như:
- Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn.
- Vitamin B1: Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng co thắt dạ dày.
- Chất xơ: Hỗ trợ nhuận tràng, ngăn chặn tình trạng táo bón.
Tác dụng của các hoạt chất trong lá vú sữa đối với bệnh đau dạ dày:
- Ngăn chặn tình trạng tăng tiết axit dịch vị: Tanin, flavonoid và saponin có khả năng ngăn chặn các tiết axit dịch vị tăng, giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm các triệu chứng ợ chua, trào ngược axit.
- Chống viêm: Flavonoid, saponin và alkaloid có tác dụng chống viêm, giảm tình trạng sưng tấy, ngăn ngừa các triệu chứng đau rát, khó chịu ở dạ dày.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tanin tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm tổn thương do axit và vi khuẩn gây ra.
- Kích thích tiêu hóa: Vitamin B1 giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Kháng khuẩn: Vitamin C và alkaloid có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, hạn chế tối đa nguy cơ viêm loét dạ dày.
Lưu ý:
- Lá vú sữa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
- Nên sử dụng lá vú sữa tươi để đun nước uống hoặc nhai trực tiếp lá.
- Không nên lạm dụng lá vú sữa vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.
Xem thêm: Cách pha nghệ với mật ong chữa đau dạ dày và những lưu ý khi sử dụng
Cách sử dụng lá vú sữa chữa đau dạ dày
Cách 1: Sắc lá vú sữa để lấy nước uống
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lấy khoảng 20 – 30 lá vú sữa tươi
- Chuẩn bị thêm 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Lá vú sữa rửa sạch, sử dụng nước muối pha loãng ngâm lá vú sữa trong khoảng 15 phút.
- Sau đó để cho ráo nước và cho lá vú sữa và nước vào nồi cùng với 1 lít nước, sắc lấy 500ml nước.
- Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Uống trà lá vú sữa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoảng 20 lá vú sữa tươi (chọn lá bánh tẻ, không quá già hoặc non)
- Thêm 1 lít nước lọc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá vú sữa với nước muối pha loãng, để ráo nước.
- Cho lá vú sữa vào ấm.
- Đổ 1 lít nước vào ấm, đun sôi.
- Hạ lửa nhỏ và đun tiếp cho đến khi nước sắc còn khoảng 200ml.
- Lọc bỏ bã lá, lấy phần nước.
- Sử dụng trà lá vú sữa khi còn ấm, nên chia thành 2 lần uống trong ngày (uống trước khi ăn).
Xem thêm: Cây xương khỉ chữa đau dạ dày: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý
Hiệu quả khi kiên trì sử dụng lá vú sữa chữa đau dạ dày:
- Giảm được tình trạng các triệu chứng đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu…
- Giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý khi sử dụng lá vú sữa chữa đau dạ dày:
- Chọn lá: Không nên sử dụng lá vú sữa đã bị dập nát hoặc già, chọn những lá tươi và non, lá bánh tẻ, màu xanh non.
- Liều lượng:
- Mỗi lần nên chỉ dùng khoảng 20 lá vú sữa tươi.
- Uống 2 lần/ngày, trước khi ăn.
- Lưu ý khác:
- Kiên trì sử dụng ít nhất 1 tuần để thấy hiệu quả cải thiện rõ triệu chứng đau dạ dày.
- Tránh tình trạng lạm dụng quá nhiều, chỉ nên sử dụng lá vú sữa như một biện pháp hỗ trợ điều trị.
- Nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên lưu ý khi sử dụng vì hiện nay chưa có nghiên cứu chính xác về độ an toàn dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu như muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
- Những người có cơ địa dị ứng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nên sử dụng lá vú sữa kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không nên đun lá vú sữa quá lâu vì sẽ làm mất đi các dưỡng chất.
- Nên sử dụng nước lá vú sữa trong ngày, không nên để qua đêm.
- Có thể kết hợp lá vú sữa với các nguyên liệu khác như gừng, nghệ, mật ong… để tăng hiệu quả.
Xem thêm: Đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày: Cách sử dụng và lưu ý
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Trong phương pháp về chữa bệnh đau dạ dày của y học cổ truyền, có khá nhiều những cách điều trị từ những thực phẩm thiên nhiên như: sử dụng lá vú sữa chữa đau dạ dày, hạt sang chữa đau dạ dày,… Nếu như khi sử dụng những phương pháp điều trị đó mà tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm, thì hãy đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được các bác sĩ tại đây thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng bệnh.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu