Đau dạ dày khi đói: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng đau dạ dày hiện nay khá phổ biến ở mọi đối tượng. Nguyên nhân đau dạ dày thì có rất nhiều từ những nguyên nhân trực tiếp đến những nguyên nhân gián tiếp trong đó có đau dạ dày khi đói. Đau dạ dày khi đói là một trong những tình trạng báo động dạ dày của bạn hiện đang có vấn đề và cần nên lưu ý. Bài viết sau đây sẽ nói về vấn đề Đau dạ dày khi đói: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi đói

Đau dạ dày khi đói là một trong những triệu chứng rất là phổ biến có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

  • Nguyên nhân là do axit dạ dày: Khi dạ dày không có thức ăn, trống rỗng, thì axit dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa thì dẫn đến cảm giác đau rát niêm mạc dạ dày
  • Do tình trạng co bóp dạ dày: khi đói thì dạ dày có thể đang trong tình trạng co bóp mạnh hơn bình thường, gây nên cảm giác đau quặn thắt
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: viêm loét dạ dày, tá tràng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây nên cơn đau dạ dày khi đói. Các ổ loét do axit dịch vị sẽ tác động dẫn đến bào mòn ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng lâu ngày thì tình trạng này sẽ gây ra viêm loét
  • Trào ngược dạ dày, thực quản: tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là axit và những thức ăn ở dạ dày sẽ có hiện tượng trào ngược lên thực quản gây nên những hiện tượng như ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng cổ họng và gây cảm giác khó nuốt. Khi đói thì axit trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn và dẫn đến đau dạ dày khi đói
  • Do nhiễm khuẩn HP: HP là một loại vi khuẩn sẽ tồn tại trong dạ dày sẽ gây nên viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày khi đói
  • Do căng thẳng: khi căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến cho những triệu chứng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Căng thẳng sẽ có thể khiến cho quá trình co bóp dạ dày trở nên mạnh hơn và tăng dịch vị axit dẫn đến đau dạ dày khi đói
Nguyên nhân gây đau dạ dày khi đói
Nguyên nhân gây đau dạ dày khi đói

Ngoài ra sẽ có một số những nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày khi đói như:

  • Do tuổi tác
  • Do di truyền

Triệu chứng của đau dạ dày khi đói

Đau dạ dày khi đói sẽ biểu hiện qua nhiều những triệu chứng khác nhau bao gồm:

Sẽ có cảm giác đau:

  • Cơn đau đó có thể sẽ lan rộng ra nhiều vị trí khác như hai bên hông, ngực, lưng
  • Cơn đau âm ỉ, khó chịu dữ dội, thường đau ở vùng thượng vị
  • Cơn đau sẽ có thể xuất hiện ngay khi đói hoặc sau một thời gian ngắn khi nhịn đói

Xuất hiện tình trạng ợ chua, ợ nóng:

  • Ợ chua, ợ nóng sẽ xảy ra khi ăn hoặc nằm xuống
  • Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng

Sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn:

  • Cảm giác buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn no
  • Tuy nôn sẽ giúp giảm cảm giác đau dạ dày nhưng sẽ làm cho dạ dày bị tổn thương và khó chịu

Sẽ xuất hiện tình trạng chướng bụng và đầy hơi:

  • Đầy hơi và chướng bụng sẽ có thể khiến bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu và bụng căng tròn, tức bụng

Đôi khi sẽ cảm thấy bị khó tiêu:

  • Cảm giác khó tiêu thường sẽ xảy ra sau khi ăn
  • Khó tiêu sẽ đi kèm với những triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua
Triệu chứng của đau dạ dày khi đói
Triệu chứng của đau dạ dày khi đói

Bên cạnh đó sẽ có một số người bị đau dạ dày khi đói sẽ gặp những triệu chứng như sau:

  • Đôi khi sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chán ăn
  • Bên cạnh đó còn sẽ kèm theo những triệu chứng sụt cân, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân

Cách điều trị đau dạ dày khi đói

Cách điều trị đau dạ dày khi đói sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày khi đói phổ biến:

Nên thay đổi một chế độ ăn uống khoa học:

  • Ăn thật chậm, nhai thật kỹ
  • Lập ra một chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không để bụng quá no hoặc quá đói
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày
  • Hạn chế những thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chua
  • Hạn chế những thức uống gây hại cho dạ dày như rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày 1,5 đến 2l nước
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin

Sử dụng thuốc:

  • Khi bị đau dạ dày thì có thể sử dụng thuốc giảm axit dạ dày: giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, giảm bớt cảm giác đau rát ở dạ dày
  • Sử dụng thuốc chống co thắt dạ dày: giúp làm giảm bớt những cơn co thắt dạ dày, giảm bớt cảm giác đau quặn thắt trong dạ dày
  • Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sẽ giúp cho niêm mạc dạ dày được bảo vệ tránh khỏi những tác hại của axit dạ dày

Sử dụng những biện pháp từ thiên nhiên, tự nhiên:

Đi thăm khám bác sĩ:

  • Nếu như cơn đau kéo dài khoảng hơn hai tuần rồi đi phát lại nhiều lần kèm theo những triệu chứng nguy hiểm như nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, sụt cân, thì cần nên đi bác sĩ để có thể chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp
Cách điều trị đau dạ dày khi đói
Cách điều trị đau dạ dày khi đói

Điều trị y tế:

Sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật: có thể là một trong những lựa chọn cho người bị đau dạ dày nếu tình trạng đau dạ dày không cải thiện bằng những phương pháp điều trị khác. Những loại phẫu thuật để điều trị đau dạ dày sẽ bao gồm:

  • Fundoplication: Fundoplication là một thủ thuật thắt chặt cơ vòng dưới thực quản (LES). LES là cơ giúp giữ thức ăn và axit trong dạ dày.
  • Cắt bỏ dạ dày một phần: Cắt bỏ dạ dày một phần là một thủ thuật loại bỏ một phần dạ dày. Thủ thuật này thường được thực hiện để điều trị loét dạ dày tá tràng.

Lời khuyên của bác sĩ về đau dạ dày khi đói

Tuyệt đối không được nhịn ăn, bỏ bữa

  • Việc nhịn ăn bỏ bữa sẽ khiến cho dạ dày tiết nhiều chất axit hơn bình thường và làm tăng nguy cơ đau dạ dày khi đói
  • Nên tuân thủ việc ăn ít nhất 3 bữa chính mỗi ngày, nếu đói thì bổ sung những bữa phụ nhẹ nhàng cho dạ dày

Nên ăn đúng bữa về đúng giờ:

  • Nên ăn uống theo một lịch Trình cố định sẽ giúp cho dạ dày quen với việc tiêu hóa thức ăn và giảm nguy cơ bị đau
  • Nên bổ sung bữa ăn sáng đầy đủ để cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc và cho cơ thể hoạt động được tốt hơn
Lời khuyên của bác sĩ về đau dạ dày khi đói
Lời khuyên của bác sĩ về đau dạ dày khi đói

Sử dụng những đồ ăn lành mạnh, tránh những thực phẩm gây kích ứng cho dạ dày:

  • Hạn chế tối đa những thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, đồ chua
  • Nên bổ sung nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá, trái cây

Tránh những tình trạng căng thẳng, lo âu:

  • Khi căng thẳng, stress sẽ làm tăng tiết axit dạ dày và dẫn đến tình trạng đau dạ dày
  • Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần để giảm stress

Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu như cơn đau dạ dày không được thuyên giảm và ngày càng nặng kèm theo những triệu chứng đi ngoài ra máu, nôn ra máu, đau quặn thắt,… thì hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu Để được thăm khám và điều trị. Tại đây các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng nguyên nhân bệnh về từng thể trạng của bệnh nhân.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi