Đau dạ dày là một tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới. Đau dạ dày không chỉ hình thành nên những triệu chứng khó chịu như đau tức vùng bụng, đầy bụng, khó tiêu,… Mà sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đông trùng hạ thảo là một loại dược phẩm rất được lòng người sử dụng trong việc dùng để điều trị đau dạ dày. Bài viết sau đây sẽ nói về Đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày: Cách sử dụng, lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Nội dung bài viết
- 1 Thành phần và công dụng của đông trùng hạ thảo
- 2 Cách sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày
- 3 Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng đông trùng hạ thảo
- 4 Đối tượng nên sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày.
- 5 Đối tượng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày.
- 6 Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo
- 7 Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày
- 8 Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Thành phần và công dụng của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có thể nói là một loại nấm mốc ký sinh trên ấu trùng của các loài bướm đêm thuộc chi hepialus. Đông trùng hạ thảo được tìm thấy ở cao nguyên Tây Tạng và những vùng lân cận Trung Quốc. Trong y học cổ truyền Trung Quốc đông trùng hạ thảo đã được sử dụng ở nhiều thế kỷ và hiện nay là một loại thực phẩm chức năng phổ biến trong việc điều trị bệnh
Đông trùng hạ thảo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm axit amin, các loại vitamin và khoáng chất. Đông trùng hạ thảo cũng chứa một số những hợp chất độc đáo chẳng hạn như cordycepin và adenosine. Những loại hợp chất này được các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận có rất nhiều lợi cho sức khỏe
Thành phần của đông trùng hạ thảo:
- Adenosine: Hỗ trợ giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu, tăng cường chức năng tim mạch và giảm huyết áp.
- Cordycepin: Đây là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư
- Vitamin và khoáng chất: Giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
- Axit amin: Cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch
Công dụng của đông trùng hạ thảo:
- Chống viêm: Hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cải thiện những triệu chứng của bệnh tự miễn
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hỗ trợ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại, tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi
- Kích thích hệ tiêu hóa: Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và hỗ trợ khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
- Chống oxy hóa: hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại, phòng chống bệnh tật, chống lão hóa
- Cải thiện chức năng dạ dày: hỗ trợ giảm tiết axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng ngừa viêm loét dạ dày
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày
Sau đây là một số cách sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày:
Sử dụng đông trùng hạ thảo khô:
- Sử dụng đông trùng hạ thảo để hãm trà: cho khoảng 5g đông trùng hạ thảo khô vào bình, tráng qua với nước nóng rồi bỏ nước đầu. Cho thêm 200ml nước nóng vào hãm trà trong vòng 20 phút. Sử dụng vào mỗi buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ
- Sử dụng đông trùng hạ thảo khô để hầm gà: cho khoảng 5g đông trùng hạ thảo khô, 1 con gà vào nồi, thêm khoảng 2l nước. hầm gà trong khoảng 1 đến 2 tiếng, sử dụng vào buổi trưa hoặc buổi tối
- Sử dụng đông trùng hạ thảo khô để nấu cháo: cho khoảng 5g đông trùng hạ thảo khô vào nồi, thêm khoảng 50g gạo, 1l nước. Nấu cho cháo nhừ và ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi:
- Ngâm đông trùng hạ thảo tươi với mật ong: cho khoảng 10g trong trùng hạ thảo vào bình, thêm 500ml mật ong nguyên chất. Ngâm trong vòng 30 ngày. Mỗi ngày sẽ sử dụng từ 1 đến 2 muỗng cà phê mật ong ngâm đông trùng hạ thảo vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối
- Kết hợp đông trùng hạ thảo để nấu súp: cho khoảng 3g đông trùng hạ thảo tươi vào nồi, thêm khoảng 100g thịt gà, 50g nấm hương, 1l nước. Hầm súp trong 30 đến 40 phút. Sử dụng súp vào buổi trưa hoặc buổi tối
Liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo:
- Đối với đông trùng hạ thảo khô thì sẽ sử dụng khoảng ba đến 5g mỗi ngày
- Còn đối với đông trùng hạ thảo khô thì sẽ sử dụng khoảng hai đến 3g mỗi ngày
Có thể sử dụng đông trùng hạ thảo liên tục trong khoảng 30 đến 60 ngày, sau đó dừng khoảng 10 đến 15 ngày rồi có thể sử dụng tiếp tục
Nên kết hợp sử dụng đông trùng hạ thảo với một chế độ ăn uống phù hợp và một lối sống khoa học để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị đau dạ dày
Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng đông trùng hạ thảo
Sau đây là một số bài thuốc chữa đau dạ dày bằng đông trùng hạ thảo:
Sử dụng đông trùng hạ thảo kết hợp với nhân sâm và táo đỏ:
- Công dụng của sự kết hợp này là hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe
Cách sử dụng:
- Cho khoảng 3 đến 5g đông trùng hạ thảo, 5g nhân sâm, 10g táo đỏ vào ấm
- Thêm khoảng 500ml nước, sắc lấy 300ml nước
- Sử dụng hai đến ba lần mỗi ngày, sáng và tối
Đông trùng hạ thảo kết hợp với mật ong:
- Công dụng của đông trùng hạ thảo kết hợp với mật ong: giảm hiện tượng trào ngược axit dạ dày, giảm tình trạng viêm loét dạ dày
Cách sử dụng:
- Ngâm 5g đông trùng hạ thảo với 100ml mật ong nguyên chất trong khoảng 10 ngày
- Mỗi ngày dùng 10ml vào thời gian sáng hoặc tối
Kết hợp đông trùng hạ thảo với gừng:
- Công dụng của đông trùng hạ thảo kết hợp với gừng: giảm triệu chứng khó tiêu, đau bụng
Cách sử dụng:
- Cho khoảng 20g gừng tươi, 3g đông trùng hạ thảo vào ấm
- Thêm 500ml nước, sắc lấy 300ml nước để sử dụng
- Sử dụng hai đến ba lần mỗi ngày, sáng và tối
Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp sử dụng đông trùng hạ thảo để nấu cháo, hàm súc, hầm gà,… Để hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, điều trị đau dạ dày
Liều lượng sử dụng:
- Nên sử dụng tối đa 5g đông trùng hạ thảo mỗi ngày
- Nếu sử dụng nhiều hơn thì nên có sự hướng dẫn của bác sĩ để dùng cho phù hợp
Lưu ý đối với bài thuốc chữa đau dạ dày bằng đông trùng hạ thảo:
- Tác dụng của đông trùng hạ thảo thì sẽ có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo để chữa đau dạ dày, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc người đang sử dụng bất kỳ những loại thuốc nào
Xem thêm: Cây xương khỉ chữa đau dạ dày: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý
Đối tượng nên sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày.
Sau đây là những đối tượng nên sử dụng đông trùng hạ thảo để chữa đau dạ dày:
Những người đang bị đau dạ dày do nguyên nhân:
- Trào ngược axit dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Người suy giảm chức năng tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa
Đối với những người hay ốm vặt, sức khỏe yếu:
- Những người suy nhược cơ thể
- Những người mới khỏi ốm
- Những người cao tuổi
Những người muốn bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:
- Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia
- Những người làm việc căng thẳng, có triệu chứng lo âu, stress
Đối tượng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày.
Đối với những người sau đây không nên sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày:
Người đang sử dụng thuốc chống đông máu:
- Đông trùng hạ thảo sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Chính vì vậy nếu như bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày
Người từng có tiền sử dị ứng:
- Nếu như bạn đã từng có tiền sử bị dị ứng với các loại thảo dược hoặc những thực phẩm khác hãy cẩn thận khi sử dụng đông trùng hạ thảo
- Một số những triệu chứng dị ứng sẽ bao gồm: nổi mẩn ngứa, hình thành nên tình trạng khó thở, buồn nôn, tiêu chảy
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú:
- Hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về tính an toàn của đông trùng hạ thảo dành cho những người phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Chính vì vậy tốt nhất khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Những người có bệnh tự miễn:
- Đông trùng hạ thảo sẽ kích thích hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy nếu bạn có những bệnh thôi miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Trẻ em:
- Cũng như phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì hiện nay chưa có đủ nghiên cứu về tính an toàn của đông trùng hạ thảo đối với trẻ em. Chính vì vậy tốt nhất khi cho trẻ sử dụng bất cứ những thực phẩm hoặc dược phẩm nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ
Ngoài ra sẽ có một số trường hợp đặc biệt cần nên lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo:
- Những người đang bị sốt
- Những người có bệnh lý huyết áp thấp
- Những người có bệnh lý về tim mạch
- Những người có bệnh lý về tiểu đường
Xem thêm: Hạt sang chữa đau dạ dày: Cách dùng, tác dụng phụ và lưu ý
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo
Sau đây là một số tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo:
Đối với trường hợp nhẹ:
- Sẽ có vấn đề về thần kinh: Nhức đầu hoặc mất ngủ
- Sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn
- Sẽ gây ra những vấn đề về da liễu: Nổi mẩn ngứa
Đối với trường hợp bị nặng:
- Sẽ ảnh hưởng đến huyết học: Tăng nguy cơ chảy máu
- Sẽ gây những vấn đề về tim mạch: Huyết áp tăng cao, nhịp tim đập nhanh
- Sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, làm tình trạngbệnh tự miễn trở nên nặng thêm
Lưu ý đối với tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo:
- Nguy cơ sẽ gặp tác dụng phụ cao hơn nếu như bạn sử dụng đông trùng hạ thảo với liều lượng quá cao hoặc là sử dụng trong một thời gian dài không nghỉ
- Nếu như bạn gặp bất kỳ những tác dụng phụ nào khi sử dụng đông trùng hạ thảo hãy ngừng sử dụng ngay và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để hạn chế tình trạng gặp tác dụng phụ thì bạn nên:
- Sử dụng đông trùng hạ thảo trong một thời gian ngắn
- Sử dụng đông trùng hạ thảo với liều lượng thích hợp
- Sử dụng đông trùng hạ thảo có nguồn gốc rõ ràng
- Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày
Những lưu ý sau đây khi sử dụng đông trùng hạ thảo chữa đau dạ dày:
Ưu tiên chọn mua những sản phẩm bảo đảm chất lượng:
- Mua tại các cửa hàng uy tín: Nên chọn mua đông trùng hạ thảo tại những cửa hàng dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng
- Kiểm tra hàng và nguồn gốc xuất xứ khi mua: Yêu cầu người bán cung cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng sản phẩm
- Quan sát hình thức: Đông trùng hạ thảo sẽ có màu vàng nâu, phần con to và mập, phần thân dày, không bị gãy vụn, đều
Sử dụng đúng liều lượng không làm dụng:
- Nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng
- Liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo được khuyến cáo là 5g mỗi ngày
- Tuyệt đối không làm dụng đông trùng hạ thảo vì sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nóng trong người, mất ngủ, tiêu chảy
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như có bệnh lý nền:
- Nếu bạn đang mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, … thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo hoặc bất cứ một số các dược liệu nào
- Đông trùng hạ thảo sẽ có thể tương tác với một số các loại thuốc chính vì vậy cần nên thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng xem có kết hợp với đông trùng hạ thảo được hay không
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý một số những điều sau khi sử dụng đông trùng hạ thảo:
- Luôn bảo quản đông trùng hạ thảo ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
- Nên sử dụng đông trùng hạ thảo kết hợp với một chế độ ăn hợp lý, khoa học, cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quý và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn để khẳng định tính hiệu quả của nó. Điều quan trọng cần lưu ý là y học cổ truyền không thể thay thế cho việc chăm sóc y tế hiện đại. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị bằng thảo dược nào.
Xem thêm: Uống trà dây chữa đau dạ dày? Uống trà dây hằng ngày có tốt không
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Bệnh đau dạ dày là một căn bệnh đa số mọi người đều trải qua. Những phương pháp điều trị bằng những thực phẩm thiên nhiên không giảm tình trạng đau dạ dày thì nên đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được các bác sĩ tại đây tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng cơ địa của mỗi bệnh nhân.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu