Cúm A là một loại cúm phổ biến hiện nay. Trong số các ca mắc mới, 5.678 ca ghi nhận tại khu vực Tây Thái Bình Dương, 3.456 ca ghi nhận tại khu vực châu Âu, 2.123 ca ghi nhận tại khu vực châu Phi và 1.088 ca ghi nhận tại khu vực châu Mỹ. Bài viết hôm nay sẽ nói về Cúm A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Nội dung bài viết
Bệnh cúm A là gì?
Bệnh cúm là một loại bệnh do virus đường hô hấp cấp tính gây ra bởi virus influenza gồm có 3 type A, B và C gây nên. Đối với những vùng khí hậu ôn đới dịch bệnh sẽ theo mùa xảy ra quanh nằm và cơn dịch sẽ bùng phát bất thường.
Ở tại Việt Nam thì dịch cúm mùa sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến cuối năm, những tháng cuối năm hoặc thời tiết chuyển mùa, khí hậu lạnh và lúc này điều kiện khá thuận lợi để cho virus cúm phát triển, lây nhiễm mạnh mẽ trong cộng đồng.
Theo như nghiên cứu về bệnh cúm được công bố ở tạp chí y khoa hàng đầu trên thế giới thì tỷ lệ mắc bệnh cúm tại Việt Nam cao gấp nhiều lần so với trung bình trên toàn thế giới
Những chủng virus cúm phổ biến nhất tại Việt Nam là cúm A (H1N1), Cúm A (H3N2), cúm B và cúm C. Đối với cúm thông thường thì diễn biến nhẹ và phục hồi khá nhanh khoảng trong vòng từ 5-7 ngày. Nhưng đối với trường hợp trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch suy giảm, người già, những người dễ diễn biến nặng
Nguyên nhân gây cúm A
Virus gây cúm A:
- Cúm A là một bệnh do virus cúm A gây nên
- Virus cúm A có cấu trúc khá phức tạp bao gồm 8 đoạn RNA và 2 kháng nguyên chính là Hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA)
- Virus cúm A có khả năng biến đổi nhanh chóng và đẫn dến sự xuất hiện của các chủng virus mới
Do lây truyền:
- Virus cúm A sẽ lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp và khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc nói chuyện sẽ rất dễ lây bệnh
- Virus này có thể tồn tại trong không khí lên đến vài giờ và xuất hiện trên các bề mặt tiếp xúc trong vài ngày
- Đối với người khỏe mạnh thì có thể bị nhiễm phải virus khi vô tình hít phải không khí có chứa virus hoặc chạm vào những bề mặt đã bị nhiễm virus và sau đó chạm vào các cơ quan mắt, miệng và mũi
Những nguy cơ khác:
- Do tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Không tiêm vacxin cúm
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Mang trong mình bệnh nền mãn tính như bệnh tim, hen suyễn, phổi,…
Triệu chứng của cúm A
Sau đây là những triệu chứng của cúm A:
- Xuất hiện cơn sốt cao trên 38 độ C: Triệu chứng này là một triệu chứng khá phổ biến nhất của cúm A. Sốt cao có thể gây cho bạn cảm thấy nóng và xuất hiện cơn ớn lạnh, vã mồ hôi
- Gây nên cơn đau đầu: cơn đau đầu có thể dữ dội hoặc âm ỉ, cơn đau thường tập trung ở vùng thái dương hoặc vùng trán
- Cảm thấy mệt mỏi: Cúm A sẽ khiến cho cơ thể bạn trong tình trạng kiệt sức và thấy thiếu năng lượng. Điều này khiến bạn cảm thấy không thể tập trung trong công việc
- Gây nên các cơn ho: Khiến cho người bệnh có tình trạng ho khan, ho có đờm và tình trạng đó trở nặng hơn vào ban đêm
- Gây chảy nước mũi: Gây nên chảy nước mũi có thể màu xanh hoặc màu vàng
- Gây hiện tượng nghẹt mũi: Nghẹt mũi có thể khiến cho việc thở bằng mũi trở nên khó khăn
- Khiến cho các cơ bị đau nhức: Việc đau nhức cơ có thể xảy ra ở khắp các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vùng tay, lưng và chân
- Đau rát họng: Đau rát họng sẽ khiến cho bạn nuốt khó và kèm theo đó gây ho do ngứa và rát cổ
- Bên cạnh đó còn kèm theo những triệu chứng:
- Xuất hiện các cơn ớn lạnh: Sẽ gây nên cơn ớn lạnh run người và lạnh đột ngột, thường kèm theo các cơn run rẩy
- Xuất hiện triệu chứng đau bụng: Cơn đau bụng kèm theo cơn buồn nôn, thậm chí gây nôn ói và tiêu chảy
- Hiện tượng buồn nôn và nôn ói: Hiện tượng này xảy ra nhiều ở trẻ em
- Tiêu chảy: Tiêu chảy đôi khi có thể xảy ra và tình trạng này xuất hiện phần lớn ở trẻ em
- Gây nên chóng mặt: Có cảm giác quay cuồng chóng mặt và gây nên mất thăng bằng
- Gây nên đau mắt: Khiến mắt có tình trạng ngứa mắt và đau nhức mắt
- Có sự nhạy cảm với ánh sáng: Lúc này sẽ nhạy cơn với ánh sáng hơn bình thường
- Gây nên tình trạng mất khứu giác hoặc mất vị giác: Gây nên tình trạng mất khả năng cảm nhận mùi vị hoặc mùi hương
Khi có những triệu chứng trở nặng sau đây nên đến gặp bác sĩ:
- Có tình trạng đau ngực
- Gây nên những cơn sốt cao, có khi lên đến 39 độ C
- Gây tình trạng khó thở
- Đặc biệt đối với trẻ em sẽ hay lên cơn co giật
- Gây cho cơ thể tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng
Cách điều trị cúm A
Cúm A là một bệnh hiện nay chưa có thuốc chữa nhưng có một số sinh hoạt hằng ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh. Sau đây là một số cách điều trị cúm A:
- Nên nghỉ ngơi nhiều: Lúc này cơ thể rất cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục nên hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
- Nên nạp nhiều chất lỏng: Khi cơ thể nạp chất lỏng sẽ giúp rất nhiều cho việc bổ sung và ngăn ngừa cơ thể mất nước. Điều này sẽ giúp triệu chứng của người bệnh được cải thiện hơn. Nước lọc hoặc nước trái cây hoặc soup sẽ là những chất lỏng mang nhiều dinh dưỡng và cải thiện được tình trạng bệnh
- Sử dụng thuốc ức chế các triệu chứng: Những loại thuốc giảm sốt, giảm ho, giảm những triệu chứng của cảm cúm A.
- Sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn sử dụng như những thuốc kháng virus, thuốc này sẽ giúp thời gian bị cúm được rút ngắn và ngăn ngừa được những biến chứng.
Bên cạnh những khắc phục trên thì có một số biện pháp cải thiện cũng giúp ích rất nhiều cho việc giảm các triệu chứng:
- Nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để xông hơi làm loãng những chất nhầy
- Nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối để cổ họng được làm dịu
- Sử dụng trà nóng pha với mật ong và chanh tươi
Xem thêm: Bị cúm A ăn gì mau khỏi? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị cúm A
Cách phòng ngừa cúm A
Sau đây là cách phòng ngừa cúm A:
- Đi tiêm phòng cúm theo định kỳ: Đây là một trong những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng cúm sẽ giúp cho cơ thể bạn tạo ra được các kháng thể có thể chống lại virus cúm, việc này sẽ hạn chế khả năng nhiễm bệnh cúm rất nhiều
- Thường xuyên rửa tay: Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là những lúc tiếp xúc gần với người bệnh. Nên vệ sinh sạch sẽ trước khi đi vệ sinh và sau khi ăn
- Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh: Nên tránh tiếp xúc với người bệnh vì việc lây nhiễm sẽ khá cao. Còn nếu như chăm sóc người bệnh thì hãy cố gắng phòng bị đầy đủ khẩu trang và cồn xịt khuẩn
- Khi ho hoặc hắt hơi nên che miệng: Khi hắt hơi thì nên dùng khăn giấy hoặc tay để che mũi và miệng khi hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rát và đi rửa tay hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay
- Luôn vệ sinh bề mặt tay thường xuyên: Nên lau chùi các bề mặt tay chạm vào thường xuyên bằng cồn khử khuẩn. Chẳng hạn như điện thoại, tay nắm cửa, bề mặt bàn phím,…
- Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và thường xuyên nâng cao sức khỏe bằng việc tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Nên uống nhiều nước: Việc uống nước nhiều giúp cơ thể bạn loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể
- Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng: Nên hạn chế chạm tay vào mắt và mũi hoặc miệng vì đây là con đường làm cho virus xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất
- Nên giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng: Thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông và tránh được nguy cơ cao lây lan virus
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay: Nếu như bạn đang ở nơi không có sẵn xà phòng và nước thì hãy sử dụng cồn hoặc nước dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn để rửa
Lưu ý dành cho những bệnh nhân đang bị cúm A
Đối với trường hợp tiếp xúc với người khác:
- Tránh tiếp xúc, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và có bệnh nền
- Hạn chế đi đến những nơi đông người như trường học, công sở và trung tâm thương mại
- Nếu như bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để tránh trường hợp lây lan virus cho người khác
Sử dụng đồ dùng cá nhân:
- Không được sử dụng chugn đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, ly, cốc,…. Với người đang nhiễm bệnh cúm A
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Hạn chế để tay tiếp xúc với miệng, mắt và mũi
Chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng:
- Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung nhiều vitamin và các khoáng chất để bổ sung chất đề kháng cho cơ thể
- Bổ sung nhiều nước lọc, nước trái cây để thanh lọc cơ thể
- Tập trung nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian để hồi phục mau chóng
- Không được sử dụng rượu bia trong thời gian đang bệnh
Thuốc men:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống không có chỉ định của bác sĩ
- Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh nên hỏi ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng
Một số lưu ý cần quan tâm:
- Giữ cho nơi ở luôn khô thoáng, sạch sẽ, lưu khí
- Sử dụng chất khử trùng để vệ sinh nhà cửa
- Nếu có những triệu chứng như cơ thể tím tái, khó thở, sốt cao,… thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào về cúm A trở nặng hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được các bác sĩ thăm khám tận tình và điều trị kịp thời. Với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh trạng của bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu