Suy tim và những vấn đề cần lưu ý về bệnh suy tim

Tim là một cơ quan cực kỳ quan trọng trong hệ thống tuần hoàn. Mỗi ngày thì tim sẽ đập khoảng 100.000 lần để có thể thực hiện được chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Suy tim là một trong những bệnh lý mãn tính và tiến triển trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy cho cơ thể.

Tim có chức năng gì

Tim là một cơ quan cực kỳ quan trọng trong hệ thống tuần hoàn. Mỗi ngày thì tim sẽ đập khoảng 100.000 lần để có thể thực hiện được chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Chức năng này của tim là bơm máu đến các bộ phận cơ quan nội tạng trên cơ thể thông qua một mạng lưới các mạch máu được gọi là hệ thống tuần hoàn. Máu do tim bơm sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng oxy và những dưỡng chất cần thiết để có thể cung cấp cho các cơ quan và cơ bắp hoạt động được tốt. Máu cũng mang đi carbon dioxide và các chất thải không mong muốn ra khỏi cơ thể

Tim có chức năng gì
Tim có chức năng gì

Cấu trúc của tim bao gồm nhiều bộ phận. Mỗi một chức năng của bộ phận giữ một nhiệm vụ riêng và đáp ứng, duy trì chức năng của tim:

  • Thành của tim là các cơ quan diễn ra để có thể đảm nhận chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Thành tim sẽ có ba lớp và mỗi lớp sẽ giữ một chức năng riêng biệt
  • Trái tim được chia thành 4 ngăn còn được gọi là các buồng của tim. Mỗi buồng tim sẽ giữ một nhiệm vụ riêng nhằm sẽ đắp ứng các chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể
  • Van tim sẽ đóng mở nhịp nhàng theo từng nhịp đập của tim để cho máu chạy qua các buồng tim một cách hợp lý. Chức năng của van tim là kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng và hướng máu qua các buồng tim
  • Hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện trong tim sẽ chịu trách nhiệm giúp duy trì chức năng của tim và kiểm soát nhịp tim. Thông tin hiệu cho biết khi nào tim co lại và khi nào tim để giữ cho máu được bơm một cách đều đặn

Suy tim là gì

Suy tim là một trong những bệnh lý mãn tính và tiến triển trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy cho cơ thể. Nhìn về cơ bản thì suy tim làm nhiệm vụ bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn và khiến cho người bệnh cảm thấy tình trạng khó thở, mệt mỏi.

Suy tim là gì
Suy tim là gì

Trong suy tim ở giai đoạn đầu thì trái tim sẽ hoạt động bù trừ bằng cách:

  • Giãn buồng tim: cơ tim sẽ căng ra để có thể có bóp mạnh hơn và để duy trì nhu cầu bơm máu nhiều hơn. Dần theo thời gian thì các nguồn tim trở nên giãn
  • Phát triển khối lượng cơ nhiều hơn: sự gia tăng khối lượng cơ xảy ra sẽ do các tế bào co bóp của tim trở nên lớn hơn. Điều này sẽ làm cho tim co bóp mạnh hơn ở trong thời gian đầu của giai đoạn suy tim
  • Tim sẽ co bóp nhanh hơn và nhịp tim sẽ nhanh hơn: giúp tăng lưu lượng tim

Cơ thể cũng sẽ cố cân bằng bằng cách:

  • Các mạch máu bị co lại để có thể giữ cho quyết áp tăng và duy trì, bù đắp cho các hoạt động quá sức của trái tim
  • Cơ thể có thể thay đổi cung cấp máu chuyển từ các mô và cơ quan ít quan trọng hơn cho sự duy trì hoạt động của tim và não

Các hoạt động bổ trợ tạm thời này sẽ che đi những dấu hiệu triệu chứng của suy tim nhưng nó sẽ không thể giải quyết được các nguyên nhân của suy tim. Suy tim vẫn tiếp tục và trở nên nặng hơn. Đến với đoạn này thì tất cả các bệnh nhân đều bắt đầu sẽ xuất hiện những cảm giác mệt mỏi và khó thở, những bất thường khác cũng sẽ xuất hiện nên họ sẽ phải đến gặp bác sĩ

Cơ chế bù trừ của cơ thể sẽ giúp giải thích lý do vì sao một số bệnh nhân không thể nhận diện được tình trạng của bệnh cho đến khi chức năng trên bắt đầu bị suy giảm nhiều

Nguyên nhân gây nên suy tim

Nguyên nhân gây nên suy tim
Nguyên nhân gây nên suy tim

Nguyên nhân suy tim có rất nhiều và đa số sẽ vì những thói quen không chú ý mà dẫn đến suy tim. Sau đây là những nguyên nhân và những yếu tố khiến bệnh suy tim xuất hiện và bệnh tình trở nên ngày càng trầm trọng hơn:

  • Nguyên nhân là do bệnh lý mạch vành: xuất hiện do hội chứng vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim
  • Nguyên nhân là do tăng huyết áp
  • Hẹp van tim: hẹp van động mạch chủ, hẹp van hai lá gây nên suy tim
  • Hở van tim: hở van hai lá nặng, hở van động mạch chủ
  • Nguyên nhân là do bệnh tim bẩm sinh có âm thầm trong tim
  • Bệnh cơ tim giãn không liên quan với thiếu máu cục bộ
  • Có tiền sử rối loạn về di truyền hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh suy tim
  • Rối loạn do thâm nhiễm
  • Tổn thương do sử dụng thuốc hoặc bị nhiễm độc
  • Bệnh lý chuyển hoá: bệnh lý tuyến giáp hoặc bệnh lý đái tháo đường
  • Do virus hoặc do những tác nhân gây nhiễm trùng khác dẫn đến suy tim
  • Rối loạn nhịp tim và tần số tim
  • Rối loạn nhịp tim chậm mãn tính
  • Nối lại nhịp tim nhanh mãn tính
  • Ăn quá nhiều muối
  • Không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: bỏ thuốc và uống thuốc không đều
  • Giảm liều thuốc điều trị suy tim không theo sự hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến bệnh nặng thêm
  • Do nhiễm khuẩn
  • Thiếu máu dẫn đến suy tim
  • Dùng thêm các thuốc có thể sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh
  • Lạm dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích
  • Phụ nữ mang thai rất dễ bị suy tim chính vì thế nên lưu ý ở trong thời kỳ mang thai

Những dấu hiệu của suy tim

Những dấu hiệu của suy tim
Những dấu hiệu của suy tim

Các dấu hiệu của triệu chứng suy tim là:

  • Khi bị suy tim thì cơ thể sẽ trở nên khó thở. Có thể sẽ xảy ra sau khi người bệnh hoạt động hoặc đơn giản là nghỉ ngơi. Nặng hơn là sẽ khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát lúc về đêm và khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống
  • Sẽ gây nên mệt mỏi: người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy uể oải hầu hết các thời gian. Cơ thể không còn sức lực
  • Mắt cá chân và chân sẽ bị sưng to: do tình trạng tích nước, có thể sẽ bị sưng vào buổi sáng và tình trạng này sẽ nặng hơn vào lúc cuối ngày
  • Ho kéo dài và dai dẳng và triệu chứng có thể nặng hơn vào lúc ban đêm, khi ho có thể sẽ ra bọt hồng
  • Lúc thở sẽ bị thở khò khè
  • Luôn cảm thấy bị đầy hơi, khó tiêu
  • Sẽ có cảm giác ăn không ngon và bị sụt cân, ăn mau no
  • Đôi khi sẽ cảm thấy bị chóng mặt và dẫn đến ngất xỉu
  • Nhịp tim đập nhanh và bị loạn nhịp hoặc đánh trống lồng ngực
  • Một số bệnh nhân cũng có thể sẽ cảm thấy rơi vào trạng thái lo âu, mất ngủ và dẫn đến trầm cảm

Biến chứng của suy tim

Biến chứng của suy tim
Biến chứng của suy tim

Bệnh suy tim thật sự rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh sẽ có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng thậm chí là sẽ tử vong. Một số những biến chứng của bệnh suy tim thường gặp là:

  • Đột quỵ và tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim: suy tim sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu giảm hiệu quả, dễ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn lòng động mạch. Việc này chính là hậu quả của biến chứng đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim sẽ khiến cho người bệnh có thể mất mạng bất cứ lúc nào nếu như không được điều trị và xử lý kịp thời. Theo như số liệu thống kê mới nhất của hiệp hội tim mạch Việt Nam thì số người tử vong vì suy tim đang ngày càng gia tăng. Chính vì thế nên chú ý đến sức khỏe của cơ thể cũng như chú ý đến một chế độ ăn uống hợp lý
  • Sẽ gây nên tổn thương gan: khi tim bị suy yếu thì máu không thể bơm đi khắp cơ thể mà sẽ giữ lại tại gan gây nên áp lực cho các tế bào gan và làm tổn thương gan. Lâu dần sẽ làm giảm chức năng của gan và gây nên những tổn thương cho gan
  • Sẽ gây nên suy thận: vì không lưu thông tốt khiến cho các bộ phận ở xa tim sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy, dưỡng chất để có thể hoạt động bình thường. Hậu quả là sẽ gây nên suy giảm chức năng của thận. Người bệnh bị suy thận sẽ có nguy cơ cao phải sử dụng phương pháp lọc máu của các biện pháp hỗ trợ khác, gây tốn kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Sẽ gây nên ảnh hưởng tới chức năng của van tim: van tim sẽ có nhiệm vụ đóng mở để thực hiện chức năng dẫn máu chạy theo một chiều nhất định. Khi bị suy tim sẽ khiến máu tụ trong tim và lâu dần sẽ biến thành một dạng cấu trúc tim và ảnh hưởng đến chức năng đóng mở của van tim
  • Gây nên ảnh hưởng rối loạn nhịp tim: sự biến đổi cấu trúc của tim và bị suy tim sẽ khiến chức năng dẫn truyền điện trong tim bị rối loạn, gây nên rối loạn nhịp tim. Nguy hiểm nhất là rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất và có thể gây đột tử bất cứ lúc nào và gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh
  • Gây suy giảm chức năng hô hấp, phù phổi cấp: suy tim sẽ khiến cho một lượng máu lớn bị trì trệ tại phổi, ngăn cản quá trình trao đổi khí của phổi và người bệnh sẽ rơi vào tình trạng khó thở vô cùng, ho khan , đôi khi ho ra bọt hồng . Nặng hơn là sẽ gây nên phù phổi cấp và xuất hiện với những triệu chứng khó thở đột ngột và còn sẽ dữ dội, chất dịch và bọt khí sẽ chảy ra từ miệng, mũi gây nên tình trạng suy hô hấp cấp còn gọi là chết đuối trên cạn tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong ngay lập tức

Suy tim sẽ điều trị như thế nào

Suy tim sẽ điều trị như thế nào
Suy tim sẽ điều trị như thế nào

Điều chỉnh lối sống của cơ thể là một trong những cách điều trị suy tim và ngăn ngừa suy tim hiệu quả. Việc điều chỉnh lối sống cũng là một trong những phương pháp điều trị khác. Việc điều chỉnh cách sống cũng là một trong những phương pháp để kết hợp với những phương pháp khác hiệu quả.  Chính vì vậy hãy bắt đầu thực hiện một lối sống khoa học để có thể bảo vệ trái tim cùng với những lưu ý sau đây

  • Không sử dụng rượu bia thuốc lá hoặc các chất kích thích gây ảnh hưởng đến tim mạch
  • Nên thường xuyên kiểm soát các chỉ số huyết áp, kiểm tra lượng cholesterol trong máu và chỉ số đường huyết giới hạn cho phép.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống có khoa học: giảm lượng calo trong mỗi bữa ăn, ít chất béo và muối ( giảm muối đối với những người có tiền sử tăng huyết áp), tăng cường nhiều chất rau xanh, rau củ quả trong mỗi bữa ăn, các loại hạt và ngũ cốc như gạo lức, yến mạch.
  • Thường xuyên kiểm tra cân nặng để tránh tình trạng tăng cân quá nhanh gây tích nước và phù. Phải điều trị khi cơ thể bị phù
  • Nếu như bị suy tim thì hạn chế lượng nước đưa vào co thể vì thường lượng nước đưa vào cơ thể là 1.5-2L
  • Đối với những người có tiền sử suy tim thì khi vận động tập thể dục nên tham khảo các bài tập từ bác sĩ điều trị để không bị luyện tập các bài tập không phù hợp dẫn đến sức khỏe ngày càng tệ hơn.
  • Luôn giữ cho đầu óc thoải mái không nên để đầu óc căng thẳng dẫn đến tim đập nhanh là tăng nguy cơ suy tim tái phát
  • Sử dụng thuốc điều trị suy tim theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị để cải thiện những triệu chứng cũng như cải thiện chức năng tim và tăng cường khả năng vận động cho bệnh nhân suy tim.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng cho người suy tim:

  • Thuốc điều trị giãn mạch: sẽ giúp hạ huyết áp, làm giảm gánh nặng cho tim, các nhóm thuốc này thường sẽ là thuốc ức chế men chuyển, thuốc truyền canxi, thuốc đối kháng thụ thể
  • Thuốc chống tình trạng đông máu: sẽ giúp phòng ngừa các huyết khối, tắc nghẽn mạch gây nên biến chứng nhồi máu cơ tim và gây nên nguy cơ đột quỵ
  • Thuốc hạ mỡ máu: giúp kiểm soát tình trạng mỡ trong máu và ngăn ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch máu
  • Thuốc trợ tim. Điển hình là các Glysosid tim làm tăng khả năng co bóp và giảm rối loạn nhịp tim

Nếu như sử dụng thuốc không hiệu quả thì người bệnh sẽ phải tiến hành một số phương pháp can thiệp ngoại khoa để có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến suy tim họ mắc phải:

  • Nông mạch đặt stent nếu mạch vành bị tắc hẹp
  • Thay thế van tim hoặc điều chỉnh lại van tim
  • Gắn thiết bị tạo nhịp tim hoặc những thiết bị hỗ trợ khác
  • Điều trị các khuyết tật tim bẩm sinh: thông liên thất, thông liên nhĩ,…
  • Phẫu thuật điều trị động mạch vành
  • Thay tim hoặc cấy ghép tim

Để có thể điều trị suy tim hiệu quả thì hãy bắt đầu xóa bỏ những thói quen xấu và lên kế hoạch thực hiện một đời sống khoa học, lành mạnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy tim đến từ mọi nguy cơ. Bởi giữ cho trái tim khỏe mạnh cũng chính là giúp cho bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, ý nghĩa

Nên làm thế nào để phòng ngừa suy tim

Nên làm thế nào để phòng ngừa suy tim
Nên làm thế nào để phòng ngừa suy tim

Sau đây là những cách phòng ngừa suy tim nên áp dụng để có được một cơ thể khỏe mạnh:

  • Nên lập ra một chế độ ăn uống hợp lý phù hợp với cơ thể: nên có được một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý cho cơ thể. Nên ăn dưới 5g muối mỗi ngày tương đương với một thìa cà phê và không nên ăn quá mặn, lựa chọn những thức ăn có lợi cho sức khỏe như sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây, đây được coi là một trong những biện pháp có thể phòng chống được suy tim hiệu quả. Vì trồng rau xanh và hoa quả sẽ có chứa rất nhiều vitamin và những khoáng chất, cung cấp rất ít calo.
  • Nên hạn chế những thức ăn được chế biến từ mỡ động vật, nên sử dụng dầu ăn từ thực vật như dầu Oliu, dầu đậu nành sẽ giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. Với một chế độ ăn uống hạn chế mỡ, ít chất béo và ít cholesterol sẽ duy trì được một vóc dáng hợp lý, duy trì huyết áp bình thường từ đó sẽ giúp giảm những biến cố về tim mạch cũng như bệnh suy tim.
  • Bên cạnh đó những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ nhiều tinh bột, lúa mì, yến mạch, hạt ngũ cốc , bột mì,… cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất chống lại bệnh suy tim rất tốt và hạn chế nguy cơ đột quỵ. Chúng có thể làm áp chế lượng cholesterol trong máu, chất xơ sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy nhanh no và do đó sẽ giảm cân tốt hơn.
  • Nên sử dụng thức ăn tự chế biến không nên sử dụng thức ăn chế biến sẵn hoặc những loại thức ăn nhanh vì trong đó có chứa nhiều hàm lượng muối cao, giàu chất béo, nhiều dầu mỡ,…. sẽ có thể gây nên tăng huyết áp và gây các bệnh lý về tim mạch
  • Nên luyện tập thể dục thường xuyên để cân bằng vóc dáng và tránh bệnh lý về tim mạch. Nên dành ra từ khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao để có thể góp phần trong việc cải thiện sức khỏe bệnh lý về tim mạch. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, trái tim và thành mạch máu sẽ dẻo dai. Tùy vào tình trạng sức khỏe mọi người sẽ đưa ra một môn thể thao phù hợp với cơ thể.
  • Đối với những người có bệnh tim từ trước thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia để có được một chế độ luyện tập thể dục hợp lý với thể trạng.
  • Không nên sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào: không nên hút thuốc lá, thuốc lào vì những chất trong thuốc lá và thuốc lào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim và gây nên nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và nhiều những bệnh lý liên quan về tim mạch. Theo như thống kê trên thế giới thuốc lá sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến tim mạch, người hút thuốc sẽ rất dễ mắc bệnh tim mạch cao hơn người không hút, những thành phần trong thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến người hút thuốc. Khói thuốc của thuốc lá cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều nếu như hít quá nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chính vì thế không nên hút thuốc là một biện pháp để phòng chống bệnh tim mạch như suy tim cũng như các bệnh khác về phổi, gan và các bệnh ung thư.
  • Luôn đảm bảo cân nặng hợp lý: duy trì cân nặng hợp lý vì khi bị béo phì hoặc thừa cân sẽ tăng nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch cũng như suy tim. Cần nên kiểm tra cân nặng thường xuyên để có thể kiểm soát được trọng lượng của cơ thể. Nên giảm cân bằng những biện pháp điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giảm ăn để giảm đi lượng calo được đưa vào cơ thể. Đồng thời tăng cường luyện tập thể dục thể thao để có thể giảm bớt lượng calo thừa
  • Không nên sử dụng rượu bia. Vì nếu sử dụng rượu bia sẽ làm tăng huyết áp và tăng trọng lượng cơ thể. Những chất trong bia rượu nếu như uống quá nhiều rượu quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến tim mạch rượu bia sẽ làm tăng những bệnh lý như gan, thận, phổi, dạ dày,…

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu như có dấu hiệu suy tim hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được thăm khám về tình trạng bệnh và được tư vấn về bệnh. Tại đây các y bác sĩ sẽ thăm khám tận tình về tình trạng bệnh. Các trang thiết bị sẽ hỗ trợ trong quá trình thăm khám của bệnh nhân.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi
help center Nhân Hậu