Não úng thủy và những điều lưu ý ở bệnh não úng thủy

Não là một bộ phận được bao bọc bởi một lớp sương bản sọ, xương bản sọ sẽ kết hợp với các xương mặt tạo thành hộp sọ và hộp sọ. Não úng thủy là một tình trạng của bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, đây là một kết quả của sự gián đoạn, mất cân bằng giữa sự hình thành, lưu thông dòng chảy hoặc về việc hấp thu dịch não tủy.

Não có chức năng gì

Não là một bộ phận được bao bọc bởi một lớp sương bản sọ, xương bản sọ sẽ kết hợp với các xương mặt tạo thành hộp sọ và hộp sọ đó sẽ đảm nhiệm chức năng bảo vệ não khỏi những tổn thương và tác động từ bên ngoài gây nên.

Bộ não giữ rất nhiều chức năng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với đời sống và cơ thể của con người. Từ khi sinh đến khi trưởng thành thì bộ não sẽ có nhiều sự thay đổi lớn. Lúc mới sinh trung bình não của một đứa trẻ tầm khoảng 450gr. Đối với người trưởng thành nữ thì bộ não nặng khoảng 1220g, đối với một người trưởng thành nam giới thì bộ não khoảng 1360g.

Não có chức năng gì
Não có chức năng gì

Bộ não gồm: đại não, thân não, tiểu não, vùng hạ đồi, các dây thần kinh sọ.

Não đóng giữ nhiều vai trò:

  • Chịu trách nhiệm trong việc phối hợp và cử động các biểu cảm của khuôn mặt, nghe và giữ thăng bằng
  • Sẽ kiểm soát mức độ thức tỉnh nhận thức về môi trường xung quanh liên quan đến giấc ngủ
  • Giúp kiểm soát các hoạt động và các chức năng ăn uống ngủ nghỉ, chức năng cảm xúc điều hòa thân nhiệt, tiết các nội tiết tố và vận động
  • Chịu trách nhiệm trong quá trình cảm nhận màu sắc hình ảnh của con người, cảm nhận ý nghĩa của vạn vật xung quanh

Não úng thủy là gì

Não úng thủy là một tình trạng của bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, đây là một kết quả của sự gián đoạn, mất cân bằng giữa sự hình thành, lưu thông dòng chảy hoặc về việc hấp thu dịch não tủy.

Khi tình trạng tụ quá nhiều dịch não tuỷ quá lâu trong não thức thì sẽ bị rối loạn các quá trình sản xuất, hấp thụ và lưu thông. Theo như các nhà nghiên cứu cho hay thì thường trong hộp sọ sẽ có hệ thống các bể chứa dịch gọi là não thức, các chất dịch này sẽ lưu thông từ trên não xuống dưới thắt lưng rồi tự bài tiết ra ngoài và sau đó hấp thụ lại.

Dịch não tủy là một trong những chất lỏng trong suốt bao quanh tủy sống và não, giữ chức năng cung cấp dưỡng chất cho não và bảo vệ hệ thần kinh trung ương trước các biến chứng cơ học, điều chỉnh thay đổi áp suất bên trong não.

Não úng thủy là một trong những tình trạng não thức sẽ to hơn bình thường và tăng tiết nhiều hay do sự hấp thụ quá ít hoặc do tắc nghẽn lưu thông của các chất dịch. Sự dư thừa này sẽ làm cho đầu của trẻ ngày càng to dần và khiến tổn thương các nhu mô não

Não úng thủy là gì
Não úng thủy là gì

Não úng thủy có thể phát triển từ từ cho đến tốc độ nhanh, có thể từ bẩm sinh, hay do một số di chứng của viêm màng não hoặc xuất huyết não.

Đây là một trong những bệnh lý được các chuyên gia nghiên cứu đánh giá là khá phức tạp ở trẻ em nếu không được can thiệp sớm kịp thời thì bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Não úng thủy thường xuất hiện ở trẻ em và những người lớn trên 60 tuổi tuy nhiên đối với trẻ em thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ước tính thì có khoảng 2000 trẻ em sinh ra thì có khoảng 2 hoặc 3 trẻ mắc tình trạng này.

Nguyên nhân gây nên não úng thủy

Tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện bệnh mà các nhóm bệnh sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau:

Sẽ có trường hợp lên não úng thủy bẩm sinh: là ngay từ khi trẻ còn nằm trong bào thai và nguyên nhân là do những dị vật bẩm sinh gây ra một số những liệt kê bất thường như sau:

  • Hẹp cống não: cống não là một trong những cầu nối thông giữa các não thất với nhau. Khi cống não bị hẹp thì dòng chảy của các dịch não tủy cũng sẽ trở nên bị khó khăn và gây ứ động dịch não tủy
  • Giãn não thất: đây là một tình trạng não thất có kích thước bị lớn hơn so với bình thường, điều này sẽ gây rối loạn nên dòng chảy của dịch não tủy.
  • Nứt đốt sống: đây là một tình trạng khuyết tật ống thần kinh. Dị tật bẩm sinh này sẽ bao gồm nhiều điều bất thường, trong đó sẽ có não úng thủy. Não úng thủy sẽ gây nên do nứt đốt sống là một trong những nguyên nhân hiếm hoi có thể bị di truyền
  • Người mẹ sẽ bị nhiễm trùng trong thai kỳ: việc nguy cơ con bị não úng thủy bẩm sinh sẽ liên quan chặt chẽ với tỉ lệ mà người mẹ có thể bị những nhiễm trùng trong thai kỳ bởi những nguyên nhân như sởi, các virus viêm gan, rubella,…
  • Não úng thủy sẽ xuất hiện sau khi trẻ ra đời: có một số trẻ em sinh ra sẽ hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh nhưng sau một khoảng thời gian sẽ phát hiện tình trạng bị não úng thủy. Và đây là một trong những nguyên nhân gây nên
  • Do chấn thương ở vùng đầu có thể gây nên chảy máu ở trong não thất, xuất hiện việc phù nề nhu mô não gây nên chèn ép hệ thống não thất
  • Do hấp thu dịch não tủy kém: trường hợp này dịch não tủy sẽ chạy qua tâm thất trái nhưng dòng máu sẽ không thể hấp thụ được các lượng dịch thừa tiết ra do các khuyết tật trong não thất
  • Xuất huyết ở trong não: việc bị chảy máu trong não đều có thể gây nên não úng thủy dù bất kỳ nguyên nhân gì. Khi máu vỡ ra từ các mạch máu thì sau đó sẽ chảy vào não thất, gây tăng nên áp suất của dịch não thất, làm rối loạn dòng chảy. Ở trường hợp này thì xuất huyết trong khoang dưới, máu có thể gây tắc nghẽn làm bể não thất. Nguyên nhân này sẽ thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng là do thiếu hụt vitamin K dễ gây nên chảy máu
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh: nhiễm trùng tại miền não sẽ gây nên bít tắc các mạch làm khả năng hấp thu dịch não tủy bị giảm hay viêm tại các đám rối mạch gây tăng tiết dịch ở não tủy
  • Nang màng nhện: Các túi nang chứa những dịch não tủy sẽ xuất hiện những phát triển bất thường trong lớp màng nhện đây là một lớp màng bao phủ để bảo vệ não. Nang màng nhện có liên kết chặt chẽ với não thức gây thay đổi áp lực đối với dịch não tủy
Nguyên nhân gây nên não úng thủy
Nguyên nhân gây nên não úng thủy

Não úng thủy xuất hiện ở người lớn:

Tương tự với não úng thủy ở trẻ em thì những nguyên nhân gây nên não úng thủy ở người lớn cũng giống như vậy. Các nguyên nhân thì thường gặp bao gồm như:

  • Xuất huyết não
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh
  • Chấn thương do tai nạn
  • Viêm màng não
  • U màng não
  • U não
  • Đặc biệt đối với khu hố sọ sau diễn biến não úng thủy nhanh.

Những triệu chứng của não úng thủy

Biểu hiện lâm sàng của não úng thủy sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân và sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như những bản chất gây tổn thương cổ lưu thông dịch não tủy, tuổi mắc bệnh, thời gian mắc bệnh và tốc độ tăng áp lực ở trong sọ.

Bình thường thì vòng đầu của một bé trai mới sinh là 37 đến 38cm, tới khoảng sáu tháng tuổi thì sẽ tăng lên 42 đến 45cm. Vòng đầu bình thường của một bé gái mới sinh là 35 đến 38cm, đến thời điểm sáu tháng khoảng 41 đến 44cm.

Thì trung bình mỗi tháng vòng đầu của trẻ sẽ tạo ra khoảng chừng 1cm nếu như thấy to ra khoảng 2 hoặc 3m thì nên chú ý và thăm khám bác sĩ.

Não úng thủy sẽ có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến não nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời can thiệp đến phẫu thuật tốt và có hiệu quả, điều quan trọng nhất cần phải nắm và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị đúng cách.

Bệnh tuy khá phổ biến ở trẻ em nhưng cũng là một mối nguy hiểm ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi tùy theo từng độ tuổi và từng bệnh mà có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau:

Những triệu chứng ban đầu của não úng thủy ở trẻ sơ sinh sẽ gồm những dấu hiệu sau:

  • Sẽ gây nên tình trạng co giật, giật mình, dễ kích động thậm chí khi nghe một tiếng động âm thanh rất nhỏ cũng có thể gây nên sự giật mình cho trẻ
  • Ở trẻ nhỏ , Do các khớp của xương sọ chưa đóng kín nên những triệu chứng đầu tiên và dễ thấy nhất đó là kích thước ở vòng đầu của trẻ tăng nhanh bất thường, da đầu trẻ sẽ có tình trạng sáng bóng là bị mỏng. Bên cạnh đó thóp trước cũng dạng rộng ra căng phồng lên, mềm, Phần đường khớp hộp sọ sẽ diễn rộng ra có thể sờ thấy được thóp trước với thóp sau. Các mạch máu phần dưới da đầu sẽ giãn to hơn so với bình thường. Dấu hiệu trán trẻ sẽ khá rộng, mắt của trẻ luôn ở tư thế nhìn xuống tạo nên một dấu hiệu mặt trời lặn.
  • Trẻ sẽ xuất hiện tình trạng chán ăn và nôn mửa, trẻ sẽ không muốn ăn uống và thường xuyên xuất hiện các cơn nôn mửa.
  • Xuất hiện triệu chứng động kinh và khó chịu: lúc này trẻ sẽ trở nên vô cùng tức giận và thường xuyên xuất hiện các cơn động kinh
  • Trẻ sẽ thường quấy khóc và tình trạng khó ngủ xuất hiện
  • Xuất hiện tình trạng sặc sữa hoặc nôn vọt
  • Khi nằm đầu trẻ sẽ bị quẹo sang một bên, trương lực và sức mạnh cơ thấp
  • Hai chân của trẻ sẽ không có sức lực và sẽ thường mềm nhũng ra và gây nên kém linh hoạt. Vận động ngày càng chậm dừng tay trẻ sẽ thường nắm chặt lại
Những triệu chứng của não úng thủy
Những triệu chứng của não úng thủy

Triệu chứng của những trẻ mới biết đi và trẻ lớn sẽ bao gồm những dấu hiệu sau:

  • Đối với trẻ lớn thì khi các khớp sọ đã đóng kín một phần dấu hiệu đầu to sẽ khó nhận biết hơn là ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đối với những trẻ thăm khám muộn thì sẽ có một vòng đầu to bất bình thường.
  • Cấu trúc khuôn mặt sẽ thay đổi, phần đầu sẽ to hơn bình thường.
  • Dấu hiệu nhức đầu thường xuyên là một trong những dấu hiệu khá nổi bật ở trẻ và các cơn đau sẽ đau nhiều vào buổi sáng và kèm theo dấu hiệu nôn ói.
  • Lúc này tính cách của trẻ sẽ thay đổi hoàn toàn trở nên cáu gắt hơn, khó chịu, mệt mỏi, dễ bị kích động bởi những sự việc nhỏ, chán ăn, nôn mửa nhiều vào buổi sáng.
  • Do thoát vị tiểu não nên sẽ gây nên triệu chứng đau cổ.
  • Sẽ xuất hiện mờ mắt gây nên hội chứng ở não giữa, phù gai thị có thể bị tiêu gai thị, có thể thấy được sự liệt dây thần kinh số VI do tăng áp việc nghiêm trọng trong sọ
  • Các tri giác bị thay đổi: xuất hiện các cơn buồn ngủ cực độ, ngủ gà, gây nên lú lẫn
  • Dáng đi sẽ bị thay đổi và rối loạn sự chi phối
  • Xuất hiện các cơn co giật, thắt co thắt cơ bắp, thoái lui hoặc chậm phát triển về vận động và tâm lý
  • Sự phản xạ gân xương, tăng trưởng lực cơ sẽ bị ảnh hưởng của hệ tháp do sự tăng trưởng
  • Xuất hiện các tiếng kêu ngắn
  • Bàng quang sẽ bị mất kiểm soát
  • Thể chất phát triển bị rối loạn: sẽ xuất hiện dậy thì sớm hoặc chậm dậy thì hoặc béo phì.

Xuất hiện triệu chứng ở thanh niên và người lớn tuổi sẽ bao gồm những dấu hiệu sau:

  • Sẽ đi lại khó khăn và không có sự phối hợp
  • Dáng đi bị xáo trộn và không còn như lúc đầu
  • Xuất hiện các cơn đau đầu kéo dài
  • Các vấn đề về bàng quang và thị lực sẽ gặp một số khó khăn như nhìn mờ hoặc nhìn không rõ
  • Trí nhớ sẽ ngày càng kém
  • Không có sự tập trung
  • Sẽ bị mất kiểm soát và dẫn đến rối loạn đại tiểu tiện.

Não úng thủy có nguy hiểm không?

Có. Đối với tình trạng não úng thủy ở trẻ em nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây nên tử vong và những biến chứng tàn phế. Não úng thủy sẽ làm tổn thương trực tiếp đến những hệ thần kinh trung ương chính vì vậy sẽ để lại nhiều những biến chứng trầm trọng và những di chứng thường gặp nhất là:

  • Viêm màng não mủ
  • Thị giác và thính giác bị mất hoàn toàn
  • Gây nên bại liệt
  • Gây nên động kinh và chậm phát triển
Não úng thủy có nguy hiểm không
Não úng thủy có nguy hiểm không

Bên cạnh đó mặc dù những biến chứng của não úng thủy khá nặng. Tuy nhiên nếu như được phát hiện sớm và điều trị bằng những phương pháp phù hợp và điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra thì sẽ mang lại những kết quả khả quan.

Đối với những quan niệm trước đây thì não úng thủy là một bệnh không thể chữa lành. Tuy nhiên hiện tại với nền y học phát triển thì hiện nay việc điều trị có thể được chữa lành. Điều đó thể hiện ở những trẻ được chữa lành và đã đến trường học tập bình thường như các bạn trẻ khác.

Đặc biệt ở những người làm cha mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện và dấu hiệu của trẻ hằng ngày để có thể sớm nhận biết được những dấu hiệu của não úng thủy ở con trong giai đoạn sớm nhất. Khi trẻ đã bị não úng thủy thì để tăng tiên lượng sống cha mẹ cần nên điều trị về đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu như không thể phẫu thuật để làm giảm áp lực ở não thì não úng thủy sẽ gây nên những tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Chính vì thế sẽ để lại nhiều di chứng hơn và trầm trọng.

Cách điều trị não úng thủy

Cách điều trị não úng thủy
Cách điều trị não úng thủy

Về việc điều trị não úng thủy, não úng thủy có nguy cơ gây tử vong rất cao nếu như không được điều trị và phát hiện kịp thời. Tuy nhiên nếu như điều trị không tốt thì có thể gây ra những tổn thương cho não thêm.

Sẽ không có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa được bệnh này nên phương pháp duy nhất có thể sử dụng để điều trị cho bệnh là phẫu thuật. Trẻ sẽ được các bác sĩ chỉ định các phương pháp phẫu thuật tùy theo tình trạng và thể chất của từng trẻ mà bác sĩ sẽ đưa phát đồ điều trị:

  • Nội soi mở thông sàn não thất III: phương pháp này sẽ điều trị bằng cách tạo ra một lỗ thông trên sàn não thất III và sau đó chèn một máy dò để nhìn vào bên trong hệ thống của não thức, điều này sẽ giúp cho dịch não tủy chảy trực tiếp vào các bể nền
  • Phẫu thuật cấy ống shunt: Phương pháp này có thể nói là phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh khi bị tràn dịch màng não. Phương pháp này được gọi như là một hệ thống thoát nước, và nó sẽ giúp dịch não tủy chảy đúng hướng với tốc độ bình thường. Sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng một đầu của ống vào não và đầu còn lại sẽ chuyển vào khoang bụng hoặc ngực. Như vậy khi thông ống này sẽ đưa các dịch não tủy ra khỏi não vào nơi có thể dễ dàng hấp thụ hơn. Cấy ghép ống shunt là vĩnh viễn không cần phải theo dõi thường xuyên

Phòng ngừa não úng thủy như thế nào

Phòng ngừa não úng thủy như thế nào
Phòng ngừa não úng thủy như thế nào

Về cách phòng ngừa não úng thủy hiện nay thì chưa có một biện pháp nào rõ ràng để chứng minh là có khả năng có thể phòng ngừa bệnh lý này. Đây là một số những điều lưu ý sau để giảm tối thiểu những nguy cơ gây nên não úng thủy:

  • Nên đến gặp bác sĩ để có thể tư vấn được các loại vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai để tránh trường hợp trong quá trình mang thai có thể mắc phải, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai có cơ địa bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Nên đi khám thai định kỳ theo đúng kỳ hạn, nên kiểm soát tầm soát đầy đủ theo như sự hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng não úng thủy ở trẻ. Trẻ được chuẩn đoán não úng thủy ngay từ khi còn trong bụng mẹ sẽ được can thiệp và theo dõi, giảm thiểu tối đa những biến chứng của bệnh
  • Luôn quan sát bé, chăm sóc bé cẩn thận không nên lơ là để hạn chế nên những chấn thương ở vùng đầu gây nên tình trạng tổn thương đáng tiếc
  • Đặc biệt đối với những trẻ sơ sinh thì không nên chơi đùa bằng cách tung trẻ lên cao vì sẽ ảnh hưởng đến bộ não của trẻ
  • Nên tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ
  • Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ như đầu to lên hoặc mắt nhìn xuống dưới thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để có thể can thiệp kịp thời
  • Đối với người lớn nếu như không may mắc phải các bệnh lý về thần kinh thì nên đi điều trị triệt để và thăm khám sớm

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu trẻ có bất cứ những dấu hiệu nào thì các bậc cha mẹ nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để thăm khám tình trạng của con trẻ. Bên cạnh đó nên quan sát và theo dõi trẻ một cách chặt chẽ để nhận biết và điều trị kịp thời. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu sẽ tư vấn và có các giải pháp điều trị.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi