Cúm A là một loại virus cúm phổ biến, lây lan nhanh chóng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, cúm A có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, khiến bệnh trở nên nặng hơn và gia tăng nguy cơ tử vong. Bài viết này sẽ chia sẻ về Cúm A bội nhiễm – Nguy hiểm tiềm ẩn và cách phòng ngừa hiệu quả
Nội dung bài viết
Cúm A bội nhiễm là gì?
Cúm A bội nhiễm được hiểu là người bệnh đang nhiễm virus cúm A và đồng thời bị nhiễm thêm một loại vi khuẩn tại đường hô hấp. Vi khuẩn này sẽ tấn công những vị trí đặc biệt như xoang, tai, phổi, phế quản,…
Virus cúm A được ví như một kẻ xâm lược, tấn công hệ miễn dịch của cơ thể người. Một khi hệ miễn dịch suy yếu thì vi khuẩn sẽ nhân cơ hội xâm nhập và gây thêm bệnh cho bệnh nhân và được gọi là bội nhiễm
Một số ví dụ điển hình như:
- Viêm phổi do bội nhiễm: Gây nên khó thở, ngực co rút, cơ thể tím tái, sốt cai
- Viêm phế quản do bội nhiễm: Cơn ho dữ dội, ho đờm xanh hoặc vàng, gây nên khó thở
- Viêm tai giữa do bội nhiễm: Bị ù tai, khả năng nghe kém, đau nhức tai
- Viêm xoang do bội nhiễm: Đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng
Cúm A thông thường đã nguy hiểm nên cúm A bội nhiễm sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Cúm A bội nhiễm sẽ dẫn đến biến chứng nặng nếu như không được điều trị kịp thời
Xem thêm: Những biến chứng cúm A nguy hiểm cần cảnh giác
Nguyên nhân dẫn đến cúm A bội nhiễm
Những nguyên nhân sau đây dẫn đến cúm A bội nhiễm:
Do suy giảm hệ miễn dịch:
- Do virus cúm A tấn công, làm sức đề kháng sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.
- Do những yếu tố khác ảnh hưởng đến đến hệ miễn dịch: trẻ em, người cao tuổi, do stress, căng thẳng, lo âu, không đủ dinh dưỡng, thiếu ngủ, mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư, suy gan,…
Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập:
- Sử dụng kháng sinh không phù hợp: Lạm dụng những chất kháng sinh, tự ý sử dụng khi chưa hoàn thành liệu trình có thể khiến cho vi khuẩn kháng thuốc, dễ dàng khiến vi khuẩn phát triển và gây nên bội nhiễm
- Mỏ lách: Mỏ lách là một bộ phận có chức năng lọc máu, loại bỏ những vi khuẩn. Tuy nhiên khi bộ phận mỏ lách bị suy giảm chức năng hoặc bị loại bỏ thì vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và gây nên cúm A bội nhiễm
Bên cạnh đó có một số nguyên nhân cần lưu ý vì sẽ gây cúm A bội nhiễm:
- Vệ sinh kém: Không thường xuyên rửa tay, không che miệng và mũi khi hắt hơi và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan,..
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm A: Virus cúm A sẽ lây truyền qua đường hô hấp, khi người khỏe tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc hít phải những giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.
Những bệnh thường gặp trong cúm A bội nhiễm
Sau đây là diễn giải chi tiết về các bệnh thường gặp trong cúm A bội nhiễm:
1. Viêm phổi:
Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất trong cúm A bội nhiễm: Có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp và gây tử vong
Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn xâm nhập vào phổi, hình thành nên tình trạng viêm nhiễm
Dấu hiệu:
- Xuất hiện cơn sốt trên 39 độ C
- Cơn ho dữ dội, ho ra đờm xanh hoặc vàng
- Thở khó, thở nhanh
- Đau tức vùng ngực
- Cơ thể mệt mỏi, lả người, uể oải
- Cơ ngực co rút, cơ thể tím tái
2. Viêm phế quản:
Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn xâm nhập vào phế quản và hình thành nên tình trạng viêm nhiễm
Dấu hiệu:
- Gây nên tình trạng khó thở
- Ho dữ dội và ho ra đờm xanh hoặc đờm vàng
- Đau tức vùng ngực
- Khàn tiếng
- Uể oải, mệt mỏi
3. Viêm xoang:
Nguyên nhân:
- Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào xoang, hình thành tình trạng viêm nhiễm.
Những dấu hiệu của viêm xoang:
- Thường xuyên chảy nước mũi xanh hoặc vàng
- Vùng mặt bị đau nhức, đặc biệt là vùng quanh trán và mắt và má
- Có triệu chứng nghẹt mũi
- Mũi có mùi hôi
- Khứu giác giảm
- Đau nhức vùng đầu
4. Viêm tai giữa:
Nguyên nhân:
- Vi khuẩn sẽ trực tiếp xâm nhập vào tai giữa, hình thành nên tình trạng viêm nhiễm
Những dấu hiệu:
- Vùng tai đau nhức dữ dội
- Tai ù
- Xuất hiện cơn sốt
- Tai bị chảy nước
- Khả năng nghe kém
5. Viêm thanh quản:
Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn hoặc virus cúm A tấn công vào thanh quản gây nên tình trạng thanh quản bị viêm nhiễm
Triệu chứng:
- Mất tiếng
- Vùng cổ họng đau rát
- Khàn tiếng
- Ho khan
6. Viêm kết mạc:
Nguyên nhân hình thành viêm kết mạc cúm A bội nhiễm:
- Do vi khuẩn hoặc virus cúm A tấn công vào vùng mắt gây nên tình trạng viêm kết mạc
Triệu chứng:
- Mắt sẽ bị ngứa
- Luôn trong tình trạng chảy nước mắt
- Mắt bị đỏ
- Có triệu chứng sợ ánh sáng
- Xuất hiện ghèn mắt
7. Viêm cơ tim:
Nguyên nhân:
- Do virus cúm A tấn công mạnh mẽ vào vùng cơ tim, hình thành nên tình trạng viêm nhiễm
Triệu chứng:
- Thở khó khăn
- Đau tức vùng ngực
- Nhịp tim đập nhanh
- Mệt mỏi uể oải
- Xuất hiện tình trạng choáng váng
- Đôi khi sẽ bị ngất xỉu
Các dấu hiệu nhận biết cúm A bội nhiễm
Đây là một số những dấu hiệu cúm A bội nhiễm, thường sẽ kéo dài khoảng từ 7-10 ngày:
Triệu chứng nặng hơn và tình trạng kéo dài hơn:
- Sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao trên 39 độ C, không thể đáp ứng thuốc hạ sốt
- Ho dữ dội, ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu, đôi khi còn có tình trạng lẫn máu trong đờm
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, không đủ sức để thực hiện các hoạt động cơ bản như ăn uống, đi đứng,…
- Đau tức vùng ngực, cơn đau có thể lan ra phần cánh tay hoặc vai
Những biểu hiện cảnh báo bệnh đang nguy cấp:
- Có biểu hiện co giật
- Cơ thể tím tái
- Luôn trong tình trạng lơ mơ, li bì
- Tình trạng tiểu tiện giam
- Bên cạnh đó sẽ gặp một số những dấu hiệu cũng đáng báo động như:
- Sẽ gây nên tình trạng đau nhức vùng mặt
- Xuất hiện triệu chứng đau tai
- Giọng nói trở nên khan
- Mắt có tình trạng đỏ và chảy nước mắt
- Nghẹt mũi và nước mũi vàng hoặc xanh
Điều trị cúm A bội nhiễm
Cúm A bội nhiễm cần nên điều trị sớm và nên khám bác sĩ để tìm ra được phương pháp điều trị cụ thể:
Kiểm soát lượng virus:
- Khi đi thăm khám, xét nghiệm cúm A, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng virus cúm
- Nên có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nhiều nước, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin để tăng đề kháng trong cơ thể
- Tiêu diệt vi khuẩn
- Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định dùng để điều trị cúm A bội nhiễm bao gồm:
- Amoxicillin/clavulanate
- Levofloxacin
- Ceftriaxone
- Linezolid
Những lưu ý khi điều trị cúm A bội nhiễm:
- Khi điều trị cúm A bội nhiễm nên thực hiện theo chỉ định, sự hướng dẫn của bác sĩ
- Không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể dẫn đến tình trạng sốc thuốc và dị ứng thuốc
- Theo dõi sát những dấu hiệu trở nặng của bệnh nhân, đặc biệt đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, người đang mang thai
Cúm A bội nhiễm có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của cúm A bội nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi và Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm A bội nhiễm.
- Yếu tố sức khỏe: Người có bệnh nền như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng có nguy cơ cao bị biến chứng nặng.
- Chủng virus cúm: Một số chủng virus cúm A sẽ có khả năng hình thành biến chứng nặng hơn so với các chủng khác.
- Thời gian điều trị: Việc điều trị cúm A bội nhiễm cần được thực hiện nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của cúm A bội nhiễm:
- Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến nhất của cúm A bội nhiễm. Viêm phổi có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
- Suy hô hấp: Suy hô hấp là tình trạng cơ thể không nhận đủ oxy. Suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm tim: Viêm tim là tình trạng cơ tim bị tổn thương. Viêm tim có thể dẫn đến suy tim và tử vong.
- Viêm não: Viêm não là tình trạng não bị tổn thương. Viêm não có thể dẫn đến di chứng thần kinh và tử vong.
Xem thêm: Cúm A có bị lại không? Sự nguy hiểm khi cúm A bị lại
Phòng ngừa cúm A bội nhiễm
Giáp bảo vệ vững chắc:
- Tiêm phòng cúm A hàng năm: Đây là biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả nhất. Vắc-xin cúm giúp cơ thể tạo ra miễn dịch với virus cúm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ bị biến chứng nặng nếu mắc bệnh.
- Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần thoải mái là những cách giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin A và kẽm. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu protein. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán và đồ ngọt.
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Cách ly người bệnh: Người bị cúm A nên cách ly với người khác để tránh lây lan bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Tránh tiếp xúc với người bệnh cúm A.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.
- Vệ sinh các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, điện thoại và bàn phím máy tính.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong nhà.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước.
Xem thêm: Bị cúm A ăn gì mau khỏi? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị cúm A
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Nếu mắc phải cúm A bội nhiễm nên đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được các bác sĩ tại đây thăm khám và tư vấn về hướng điều trị cũng như tình hình hiện tại của bệnh. Nên để ý cẩn thận những triệu chứng trở nặng của cúm A bội nhiễm vì có thể sẽ dẫn đến tử vong
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu