Cúm A có bị lại không? Sự nguy hiểm khi cúm A bị lại

Cúm A là một dạng bệnh cúm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus A gây ra . Virus cúm A sẽ lây lan từ người sang người qua giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Cúm A có bị lại không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ nói về Cúm A có bị lại không? Sự nguy hiểm khi cúm A bị lại

Cúm A có bị lại không?

Cúm A có thể bị lại, lý do là vì virus cúm A có khả năng cao biến đổi liên tục, chính vì vậy hệ miễn dịch của cơ thể sẽ không thể tạo ra những miễn dịch vĩnh viễn với virus

Cúm A có bị lại không?
Cúm A có bị lại không?

Theo những thống kê trên thế giới thì trung bình một người có thể mắc bệnh cúm A khoảng từ hai đến ba lần trong đời. Tuy nhiên thì đối với những người có thể miễn dịch yếu, trẻ em dưới năm tuổi, người cao tuổi trên sáu mươi lăm tuổi, những người phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền như bệnh tim mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh thận,… thì nguy cơ bị mắc cúm A sẽ nhiều hơn

Nguy hiểm của cúm A bị lại

Cúm A là một bệnh do virus cúm A gây ra. Virus cúm A sẽ biến đổi liên tục, chính vì vậy hệ miễn dịch của cơ thể người sẽ không thể tạo ra miễn dịch vĩnh viễn đối với virus cúm A. Có thể nói cúm A sẽ có thể bị đi bị lại nhiều lần

Nguy hiểm của cúm A bị lại
Nguy hiểm của cúm A bị lại

Đây là một số mức độ nguy hiểm của cúm A khi bị lại:

  • Nguy cơ biến chứng cúm A sẽ cao hơn rất nhiều: đối với những người đã từng bị cúm A nhiều lần sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng, đặc biệt là đối với những người cao tuổi trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, những người có bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh thận, đối với những người phụ nữ đang mang thai,…
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể sẽ khác nhau sau mỗi lần tái nhiễm: khi cúm A bị lần đầu tiên thì cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch với chủng virus cúm đó. Tuy nhiên khi bị cúm A lần thứ hai thì mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có thể khác vì mắc loại virus cúm A khác
  • Sẽ rất dễ lây lan: cúm A là một loại bệnh sẽ lây truyền qua đường hô hấp. Khi người mắc bệnh cúm A hoặc hắt hơi thì những virus cúm sẽ lây lan sang người khác qua những giọt bắn nhỏ. Do đó những người bị cúm A nhiều lần có thể dễ dàng lây bệnh cho người khác

Xem thêm: Cúm A có lây không? Mức độ nguy hiểm ra sao?

Cách điều trị cúm A bị lại

Cách điều trị cúm A bị lại sẽ tương tự như cách điều trị cúm A lần đầu tiên. Tuy nhiên lần này việc điều trị sẽ có thể khó khăn hơn do virus cúm A biến đổi liên tục, khiến cho cơ thể sẽ khó tạo ra miễn dịch với virus

Cách điều trị cúm A bị lại
Cách điều trị cúm A bị lại

Dưới đây là một số cách điều trị cúm A bị lại:

  • Nên nghỉ ngơi đầy đủ: khi nghỉ ngơi đầy đủ là một cách tốt nhất để giúp cho cơ thể bạn chống lại virus cúm A
  • Bổ sung nhiều nước: bổ sung nhiều nước sẽ giúp cho cơ thể của bạn bù nước và điện giải bị mất do sốt
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: các bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc giảm đau, hạ sốt, ho, … Để giúp cho cơ thể bạn giảm bớt những triệu chứng do virus cúm A gây nên
  • Sử dụng một số biện pháp từ thiên nhiên: một số biện pháp dân gian có thể giúp bạn giảm những dấu hiệu cúm A như sử dụng trà chanh, mật ong, trà gừng, …. Tuy nhiên khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe của bạn: Nên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên và những triệu chứng của bạn. Khi có bất kỳ những triệu chứng nào trở nên tồi tệ thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Xem thêm: Cách điều trị cúm A tại nhà và lưu ý khi cần đi khám

Lời khuyên về cách phòng ngừa cúm A bị lại

Để có thể phòng ngừa được cúm A bị lại thì bạn nên chú ý một số lời khuyên sau đây:

Nên đi tiêm ngừa vacxin cúm hằng năm:

  • Vacxin cúm an toàn cho hầu hết mọi người trong đó sẽ bao gồm trẻ em khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên, người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai
  • Tiêm ngừa vacxin cúm sẽ mang lại hiệu quả nhất trong các cách phòng ngừa. Vacxin cúm sẽ tạo ra cho cơ thể miễn dịch với các chủng virus cúm phổ biến nhất là trong mùa cúm
  • Mùa cúm thường sẽ bắt đầu vào mùa lạnh chính vì vậy nên đi tiêm ngừa vacxin cúm giao khoảng tháng 9 và tháng 10 hằng năm

Khi ho hoặc hắt hơi nên che miệng và mũi:

  • Khi ho hoặc hắt hơi thì nên sử dụng khăn giấy để che miệng và mũi và vứt khăn giấy để sử dụng vào thùng rác có nắp đậy

Tránh tiếp xúc gần với những người bị cúm A:

  • Nếu như bạn tiếp xúc với người bị cúm A hãy sử dụng khẩu trang để tránh lây bệnh
  • Hạn chế chạm tay vào mắt, miệng, mũi vì đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho virus xâm nhập vào cơ thể

Nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên:

  • Nên rửa tay thường xuyên sẽ giúp cho việc loại bỏ virus cúm khỏi tay và ngăn ngừa lây lan sang người khác
  • Nên rửa tay trong khoảng ít nhất 20s à, đặc biệt là sau khi họ hoặc hơi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người khác
Lời khuyên về cách phòng ngừa cúm A bị lại
Lời khuyên về cách phòng ngừa cúm A bị lại

Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có thể tăng sức đề kháng:

  • Nên bổ sung nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và các protein nạc
  • Việc ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp rất nhiều cho việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tạo cho cơ thể sức đề kháng cao để có thể chống lại virus cúm tốt hơn
  • Nên dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao

Nên dành ra chế độ nghỉ ngơi đầy đủ:

  • Nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
  • Nghỉ ngơi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp cơ thể chống lại virus cúm
  • Nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống để môi trường sống luôn sạch sẽ và thoáng mát

Bổ sung nhiều nước:

  • Khi bị cúm thì sẽ có những triệu chứng như sốt, tiêu chảy,… chính vì vậy nên bổ sung nước để giúp cơ thể bạn bù nước và điện giải
  • Nên chọn uống nước lọc, nước trái cây hoặc súp

Sử dụng những biện pháp từ thiên nhiên:

  • Sẽ có một số biện pháp từ thiên nhiên có thể giúp giảm các triệu chứng cúm A bằng cách sử dụng trà chanh, mật ong, trà gừng,…
  • Tuy nhiên các biện pháp từ thiên nhiên này sẽ không thể thay thế cho việc điều trị y tế

Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn:

  • Nếu như cơ thể có bất kỳ những thay đổi nào trở nên tồi tệ hơn thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức
  • Luôn thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể và những triệu chứng của cúm A

Xem thêm: Xét nghiệm cúm A: Cách thực hiện, giá cả và ưu, nhược điểm của xét nghiệm cúm A

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu như bạn bị cúm A lại hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu, vì cúm A bị lại sẽ khác với lần đầu sẽ khó chăm hơn, triệu chứng cũng sẽ khác, có thể gây nên biến chứng. Chính vì vậy khi cúm A bị lại nên cần sự tư vấn điều trị từ bác sĩ, các y bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp và theo dõi được mức độ bệnh và có thể phòng ngừa được các biến chứng cúm A

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi