Đột quỵ sẽ có những nguy hiểm gì

Đột quỵ là một tình trạng thường được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là một tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu ở não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến cho não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để có thể nuôi các tế bào.

Đột quỵ là gì

Đột quỵ là một tình trạng thường được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là một tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu ở não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến cho não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để có thể nuôi các tế bào.

Trong một vài phút nếu Như không cung cấp đầy đủ máu cho các tế bào não thì sẽ dẫn đến tình trạng chết não. Chính vì vậy những người vì đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian nếu như càng kéo dài thì số lượng tế bào não sẽ chết càng nhiều và việc đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể thậm chí là sẽ gây nên tử vong.

Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều sẽ có một sức khỏe suy yếu hoặc mắc những di chứng như tê liệt, cử động yếu ớt, ngôn ngữ bị đảo lộn, cảm xúc rối loạn, suy giảm thị giác,…

Đột quỵ là gì
Đột quỵ là gì

Chỉ có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ do xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu não:

Đột quỵ do xuất huyết: đột quỵ do tình trạng xuất huyết làm một tình trạng mất máu đến não bị vỡ khiến cho tình trạng máu chảy ồ ạt gây nên xuất huyết não. Nguyên nhân phần lớn là khiến cho mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng và yếu hoặc xuất hiện các vết nứt và rò rỉ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: đây là một tình trạng chiếm khoảng 85 % tổng cái ca đột quỵ hiện nay. Tình trạng này phần lớn là do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não

Bên cạnh đó người bệnh còn có thể gặp phải những cơn thiếu máu ngang qua. Đây là một tình trạng đột quỵ nhỏ khiến cho dòng máu cung cấp cho não bộ giảm tạm thời. Người bệnh sẽ có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý

Nguyên nhân gây nên đột quỵ

Nguyên nhân gây nên đột quỵ
Nguyên nhân gây nên đột quỵ

Đối với những nguyên nhân đột quỵ thì có rất nhiều nguyên nhân phải kể đến:

  • Tuổi tác là một vấn đề không thể bỏ qua: những năm về trước thì đột quỵ chỉ thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ trung niên trở lên. Nhưng hiện nay bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ. Đối với người già thì có nguy cơ cao Đột quỵ hơn người trẻ. Kể từ sau 55 tuổi thì sẽ cứ mỗi năm nguy cơ đột quỵ ở người Già sẽ tăng lên gấp đôi
  • Giới tính: nữ giới sẽ có nguy cơ đột quỵ thấp hơn nam giới
  • Tiền sử của gia đình: đối với những người có người thân trong gia đình từng người đột quỵ thì nguy cơ bị đột quỵ cũng sẽ cao hơn người bình thường
  • Về chúng tộc: người Mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ mất đột quỵ cao gấp đôi so với người da trắng
  • Do đái tháo đường: nếu như đái tháo đường không điều trị thì cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng làm tăng nguy cơ gây đột quỵ
  • Những bệnh lý về tim mạch: người mắc các bệnh lý về tim mạch thì khả năng bị đột quỵ cũng sẽ cao hơn người bình thường
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp sẽ gây nôn nên việc gia tăng sức ép lên trên thành động mạch, lâu dần sẽ khiến cho các hành động mạch bị tổn thương dẫn đến suất huyết não. Bên cạnh đó tăng huyết áp còn tạo điều kiện cho việc hình thành máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Tăng huyết áp làm một trong những biện pháp để có thể tìm ra nguyên nhân gây nên đột quỵ.
  • Mỡ trong máu: cholesterol cao sẽ tích tụ phía trên thành động mạch, tạo thành vật gây cản trở tắc nghẽn mạch máu não.
  • Béo phì, thừa cân: người bị thừa cân béo phì sẽ có thể dẫn đến nhiều những bệnh lý như tăng huyết áp, mỡ trong máu, ảnh hưởng về tim mạch. Tăng nguy cơ cao về đột quỵ
  • Hút thuốc quá nhiều: Theo như các nhà nghiên cứu nghiên cứu thì những người hút thuốc cũng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp hai lần so với những người bình thường. Khói thuốc sẽ dễ gây nên tổn thương đến thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng sẽ gây hại cho phổi, việc này sẽ khiến cho tim hoạt động nhiều hơn gây nên tăng huyết áp
  • Có một lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể, cơ thể lười vận động là một trong những nguyên nhân cũng có thể dễ gây đến đột quỵ
  • Bên cạnh đó đột quỵ cũng sẽ liên quan đến việc sử dụng những chất kích thích như uống quá nhiều rượu bia
  • Lipid máu bị rối loạn
  • Căng thẳng về những tâm lý và xã hội
  • Phình mạch trong sọ

Những dấu hiệu của cơn đột quỵ

Những dấu hiệu của cơn đột quỵ
Những dấu hiệu của cơn đột quỵ

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết trước của đột quỵ Mà bạn cần:

  • Đôi khi sẽ xuất hiện những cơn chóng mặt đau đầu đột ngột và mức độ rất đau và dữ dội
  • Một bên mặt sẽ bị rủ xuống
  • Cánh tay hoặc chân sẽ bị yếu hoặc bị tê và thời xảy ra ở bên trái của cơ thể hoặc bên phải của cơ thể
  • Ở một bên mắt sẽ bị thay đổi thì lực đột ngột
  • Đột ngột không nói được giọng nói bị méo mó, đôi khi người bệnh sẽ trở nên nói nhảm
  • Mất nhận thức và dẫn đến lũ lẫn
  • Cơ thể sẽ bị mất thăng bằng, đi lại sẽ khó khăn
  • Nửa bên mặt sẽ bị tê và liệt có thể sẽ không còn cảm giác
  • Giảm tỉnh táo, mất nhận thức về những thứ xung quanh
  • Đôi khi sẽ bị lên cơn co giật
  • Xuất hiện tình trạng hôn mê
  • Lưỡi, cằm, chân tay sẽ bị tê và đôi khi không còn cảm giác

Biến chứng của đột quỵ

Theo như các chuyên gia nghiên cứu cho hay thì cứ vài giây trôi qua sẽ có 32.000 tế bào não chết nếu như không được cung cấp máu đầy đủ hoặc thiếu oxy. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết.

Chính vì vậy thời gian về chăm đột quỵ não này thường khoảng 4 đến 5h nếu như sử dụng thuốc tiêu huyết khối là làm tan cục máu đông. Hoặc trong vòng 6 đến 8h là giải pháp lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não

Biến chứng của đột quỵ
Biến chứng của đột quỵ

Nếu như người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này mà sớm hơn thì hoàn toàn có thể có thể hồi phục, hạn chế tối đa những biến chứng. Ngược lại nếu như điều trị mụn, việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn và cơ hội phục hồi sẽ thấp và sẽ gây nên đột quỵ rất cao. Sau cơn đột quỵ xảy ra thì cơ thể của người bệnh sẽ gặp những di chứng phổ biến như sau:

  • Cơ bị yếu, tay chân yếu đi và có thể gây liệt nửa người, khó khăn trong việc di chuyển
  • Giao tiếp sẽ bị rối loạn, khó khăn trong việc nói chuyện, đọc và viết
  • Trí nhớ bị suy giảm và tư duy sẽ bị giảm, nhận thức cũng giảm về không gian và thời gian
  • Trầm cảm, lo âu, dễ cáu, quạu, thiếu kiểm soát cảm xúc và có thể mang tâm lý bản thân vô dụng
  • Không thể tự thực hiện những việc sinh hoạt bình thường, cần sự hỗ trợ từ người thân hoặc dụng cụ trợ giúp

Cách điều trị đột quỵ

Cách điều trị đột quỵ
Cách điều trị đột quỵ

Khi nhận thấy người thân có dấu hiệu được vậy em hãy liên hệ với xe cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ cấp cứu chúng ta cần làm một số những sơ cứu như sau:

  • Đặt đầu của bệnh nhân nằm nghiêng cao từ 30 đến 45 độ giúp cho đường thở của bệnh nhân được bảo vệ
  • Nếu như người bệnh bị ngã thì để yên và đừng cố di chuyển họ
  • Cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo của họ để có thể dễ lưu thông máu hơn
  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị co giật thì nên dùng chiếc đũa hoặc một miếng khăn đặt ngang ở miệng để tránh tình trạng bệnh nhân cắn vào lưỡi
  • Nếu như người bệnh còn tỉnh táo hãy cố gắng trò chuyện với họ
  • Lúc này tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì kể cả nước lọc hoặc dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể gây sặc hoặc nghẹt đường thở của bệnh nhân
  • Không nên tùy ý áp dụng những phương pháp nhân gian như lấy kim chích vào các đầu ngón tay hoặc ngón chân, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió vì những hành động này có thể gây nguy hiểm nhiều cho bệnh nhân
  • Khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện thì các bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp:
  • Trước tiên sẽ để bệnh nhân ổn định
  • Tái tưới máu cho một số trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ
  • Các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp hỗ trợ và điều trị những biến chứng
  • Sẽ đưa ra những chiến lược trưởng phòng cho đồng vị về sau

Cách phòng ngừa đột quỵ

Cách phòng ngừa đột quỵ
Cách phòng ngừa đột quỵ

Để có thể tránh nguy cơ đột quỵ thì sau đây là một số lưu ý mà cần nên thực hiện:

  • Nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học: sử dụng nhiều các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên vị, hải sản, trứng để có thể bổ sung prôtêin cho cơ thể. Uống đầy đủ nước mỗi ngày một đến 1,5l nước mỗi ngày. Sử dụng các loại nước trái cây, các loại sữa hạt. Đồng thời có một số những thực phẩm cần hạn chế nhiều thịt đỏ, đồ chiên xào, đồ nướng, thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều đồ hoặc nhiều muối
  • Nên nâng cao luyện tập thể dục thể thao hằng ngày: luyện tập thể dục thể thao sẽ mang lại nhiều lợi ích nâng cao sức khỏe, cải thiện tuần hoàn và cũng cố sức khỏe của tim mạch. Tập thể dục từ mười lăm đến 30 phút mỗi ngày và việc này sẽ giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương xơ vữa động mạch, sẽ làm giảm nguy cơ mắc những bệnh tim, phòng ngừa đột quỵ
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể: nên giữ ấm cơ thể khi đi ngủ bằng cách lấy một ly nước nóng trước khi ngủ và mặc nhiều quần áo, đội mũ len vào quấn khăn để giữ ấm cho vùng đầu và vùng cổ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở thời tiết lạnh
  • Không sử dụng thuốc lá: trước hết thì bạn cần phải hiểu lý do vì sao bản thân không nên sử dụng thuốc lá. Vì thuốc lá là một trong những nguy cơ hàng đầu gây nên đột quỵ và nhiều loại bệnh khác như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác nữa. Bên cạnh đó khói thuốc lá cũng vô cùng hại bởi vì khi hít phải khói thuốc lá quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi và tăng nguy cơ đột quỵ
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ: đây là một tiếng sếp tối ưu dùng để phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe của cơ thể. Từ đó sẽ có thể can thiệp kịp thời, có những biện pháp điều trị hiệu quả và giảm thiểu tối đa những biến chứng gây nguy hiểm.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu như có bất kì vấn đề về sức khỏe hãy đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để có thể nhận được sự tư vấn từ các y bác sĩ. Các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp việc chẩn đoán trở nên chuẩn xác hơn.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi
help center Nhân Hậu