Cơn đau dạ dày kéo dài bao lâu? Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dạ dày là một tình trạng bệnh khá phổ biến và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Từ những vấn đề nhỏ nhất như chế độ ăn uống thiếu khoa học đến những nguyên nhân như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày. Tùy theo từng tình trạng của bệnh lý mà cơn đau đó sẽ kéo dài hay dứt khi dùng thuốc. Bài viết này sẽ nói về Cơn đau dạ dày kéo dài bao lâu? Nguyên nhân và cách xử lý

Thời gian kéo dài của cơn đau dạ dày

Cơn đau sẽ kéo dài tùy theo từng tình trạng bệnh

Theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Mức độ bệnh nhẹ: Cơn đau sẽ kéo dài lên đến vài giờ hoặc vài ngày
  • Mức độ bệnh nặng: Cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng, âm ỉ không thuyên giảm, nếu có điều trị thì cơn đau đôi khi sẽ thuyên giảm nhưng cũng sẽ đau ngầm khó dứt liền

Sức khỏe tổng thể của người bệnh:

  • Nếu người có sức khỏe yếu: Cơn đau sẽ kéo dài thường sẽ lâu hơn và sẽ khó điều trị hơn.
  • Nếu người có sức khỏe tốt: Cơn đau thường sẽ kết thúc nhanh trong vài giờ hoặc vài ngày, điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn

Theo hướng điều trị

  • Nếu điều trị đúng cách: Khi điều trị đúng cách thì cơn đau sẽ giảm mau chóng và có thể dứt điểm sau khi điều trị
  • Điều trị sai cách: Không những cơn đau không thuyên giảm mà còn kéo dài và tái phát nhiều lần
Thời gian kéo dài của cơn đau dạ dày
Thời gian kéo dài của cơn đau dạ dày

Những lưu ý về Thời gian kéo dài của cơn đau dạ dày

  • Nếu cơn đau dạ dày kéo dài khoảng hơn 1 tuần, tái phát nhiều lần hoặc kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như nôn ra máu, đi tiêu phân đen, sụt cân liên tục, xuất hiện tình trạng thiếu máu,… cần nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để có các bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị kịp thời
  • Nên xác định rõ nguyên nhân gây nên cơn đau dạ dày, vì xác định này quan trọng để có thể tìm ra hướng điều trị hợp lý và hiệu quả

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày
Nguyên nhân gây đau dạ dày

Sẽ có lúc nhiều những nguyên nhân gây nên cơn đau dạ dày bao gồm:

Do một chế độ ăn uống không khoa học:

  • Có một chế độ ăn uống không khoa học, điều độ, ăn không đúng giờ, ăn giấc khuya
  • Ăn quá nhanh, để bụng quá đói hoặc ăn quá no
  • Sử dụng nhiều những chất kích thích như rượu bia, cà phê, những thức uống có ga, sử dụng thuốc lá,…
  • Sử dụng quá nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ lên men, đồ chua,…

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh:

  • Có một thói quen sinh hoạt thiếu sự lành mạnh, sử dụng nhiều thuốc lá
  • Thường xuyên có những căng thẳng, lo âu kéo dài
  • Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Do vi khuẩn HP:

  • HP là một loại vi khuẩn sống và tồn tại trong dạ dày và gây nên viêm loét dạ dày, tá tràng

Do những bệnh lý khác:

Do một số tác dụng phụ của thuốc gây nên:

  • Sẽ có một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng kích ứng dạ dày dẫn đến cơn đau dạ dày

Bên cạnh đó sẽ có một số những yếu tố gián tiếp làm tăng nguy cơ gây đau dạ dày:

  • Do tuổi tác
  • Do di truyền

Cách xử lý cơn đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cơn đau được thuyên giảm

Nên bổ sung nhiều nước:

  • Việc bổ sung nhiều nước sẽ giúp cho điều chỉnh axit dạ dày, giúp lượng axit loãng ra, giảm bớt cảm giác nóng rát khó chịu trong dạ dày
  • Nên bổ sung nước lọc hoặc nước ấm, tránh việc bổ sung nước có ga hoặc nước ngọt hoặc nước đá vì sẽ làm cơn đau dạ dày càng tăng thêm

Sử dụng những thức ăn dễ tiêu hóa:

  • Nên sử dụng những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, cơm trắng, canh, rau củ quả trái cây bổ sung vitamin và dưỡng chất
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để có thể giảm bớt áp lực cho dạ dày
  • Tránh sử dụng những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ chua,…

Nên chườm ấm:

  • Khi đau dạ dày, việc chườm ấm sĩ giúp cho cơ thể được thư giãn, giãn cơ bắp dạ dày, hạn chế được cơn đau dạ dày
  • Bạn có thể sử dụng túi chườm, chai nước nóng để chườm lên vùng bụng đang bị đâu
  • Khi chườm nóng nên lưu ý canh nhiệt độ túi trường hoặc chai nước nóng để tránh trường hợp bị bỏng

Sử dụng thuốc giảm đau:

  • Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Panadol,… Để giảm bớt cơn đau
  • Nên đọc kỹ những hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và không được dùng quá liều

Nên tập trung nghỉ ngơi nhiều:

  • Tránh làm những việc nặng hoặc vận động mạnh khi đang trong cơn đau dạ dày vì điều này sẽ làm cho cơn đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn
  • Nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể hồi phục và giảm bớt những căng thẳng,…

Sử dụng một số phương pháp từ thiên nhiên:

Cách xử lý cơn đau dạ dày
Cách xử lý cơn đau dạ dày

Bên cạnh đó cần nên hạn chế một số điều sau đây để tránh được cơn đau dạ dày:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá vì trong thuốc lá rượu bia thuốc lá chứa rất nhiều những thành phần gây hại cho dạ dày, gan, phổi,… và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư dạ dày, ung thư gan,…
  • Tránh lo âu, căng thẳng, stress
  • Nếu như cơn đau kéo dài hơn hai tuần và ngày càng trở nên dữ dội thì nên đến ngày bác sĩ để thăm khám tình trạng dạ dày

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài không thuyên giảm và tình trạng đau dạ dày kèm theo nôn ra máu, đau quặn thắt, đi ngoài ra máu,… thì hãy thăm khám ngay tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu. Nơi đây với các y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp dành cho mỗi bệnh nhân.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi