Cúm A là một loại bệnh lây nhiễm từ đường không khí thông qua những giọt bắn ở người bệnh vào cơ thể người khỏe. Những nhóm người dễ mắc cúm A trong đó có phụ nữ đang mang thai. Bài viết này sẽ nói về Cách chăm sóc bà bầu bị cúm A an toàn, bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
Nội dung bài viết
Triệu chứng cúm A thường gặp ở bà bầu
Triệu chứng cúm A ở bà bầu sẽ tương tự như người bình thường, tuy nhiên chúng có thể sẽ có diễn biến nặng hơn và phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên biến chứng. Dưới đây là một số triệu chứng cần nên lưu ý đối với cầm mà thường gặp ở bà bầu:
- Triệu chứng phổ biến:
- Sốt cao đột ngột, có thể lên đến 39°C – 40°C
- Ho khan, ho dữ dội
- Đau họng, rát họng
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Đau đầu, mỏi người
- Đau nhức cơ bắp
- Mệt mỏi, uể oải
- Triệu chứng ít gặp:
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Đau tai
- Khó thở
- Nhịp tim nhanh
Triệu chứng cúm A ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện đột ngột và có thể nghiêm trọng hơn so với người bình thường. Một số trường hợp cúm A ở bà bầu có thể không sốt. Cho nên họ cần được theo dõi và điều trị cẩn thận để tránh những biến chứng nguy hiểm. (Nên đọc: Những biến chứng cúm A nguy hiểm cần cảnh giác)
Cúm A ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bệnh cúm A có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo nhiều cách:
- Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Sốt cao do cúm A có thể gây kích thích mạnh tới sự co bóp của tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng bẩm sinh: Khi mẹ bầu bị cúm A, cơ thể sẽ tập trung chống lại virus, dẫn đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi bị hạn chế. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng bẩm sinh.
- Dị tật bẩm sinh: Nếu mẹ bầu bị cúm A trong những tháng đầu thai kỳ, virus có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến một số dị tật bẩm sinh như bệnh tim, hở hàm ếch, hen suyễn, dị ứng.
- Tổn thương não bộ và rối loạn tâm thần: Virus cúm A có thể xâm nhập vào nhau thai và tấn công thai nhi, gây tổn thương não bộ và dẫn đến nguy cơ trẻ bị rối loạn tâm thần.
Xem thêm: Triệu chứng cúm A ở trẻ: Cần nên chú ý những điều nào khi trẻ bị cúm A
Bà bầu bị cúm A phải làm sao?
Sau đây là một số giải pháp để có thể áp dụng khi bà bầu bị cúm A:
Chăm sóc tại nhà
- Bổ sung nhiều nước, nước trái cây giàu vitamin C: bổ sung nhiều nước sẽ giúp bà bầu tránh nguy cơ mất nước do sốt, ho, tiêu chảy. Nước trái cây giàu vitamin C là ưu tiên hàng đầu giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu
- Ưu tiên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế hoạt động mạnh: Khi nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể của bà bầu có được thời gian phục hồi và tăng sức đề kháng để chống lại virus cúm A
- Ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa: việc bổ sung đầy đủ các chức dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp và hỗ trợ cơ thể cho bà bầu có năng lượng để có thể chống lại virus cúm A. Nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, trái cây mềm
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm: súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và giảm đau họng
- Nên lau người bằng nước ấm và giữ ấm cho cơ thể: Lau người bằng nước ấm sẽ giúp giảm đau nhức cơ thể và giảm cơn sốt. Tuy nhiên thì hạn chế sử dụng nước quá nóng
- Luôn giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát: một môi trường sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan virus cúm A
Điều trị y tế:
Khi bà bầu bị cúm A thì điều quan trọng là cần được theo dõi và điều trị kịp thời bởi những bác sĩ để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số những lưu ý về điều trị tế cho bà bầu bị cúm A:
Những triệu chứng cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Đau tức vùng ngực
- Tình trạng nôn mửa xảy ra nhiều
- Âm đạo ra máu
- Xuất hiện cơn co giật
Khi thăm khám thì các bác sĩ sẽ:
- Chẩn đoán cúm A bằng xét nghiệm
- Chỉ định sử dụng thuốc an toàn cho bà bầu và phù hợp với từng triệu chứng
- Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi
Những điều bà bầu cần nên lưu ý:
- Khi bị cúm A thì không nên tự ý dùng thuốc kể cả thuốc không kê đơn vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi
- Nên tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Phòng ngừa cúm A cho bà bầu
Bà bầu là đối tượng dễ bị cúm A tấn công và có nguy cơ biến chứng cao. Do đó, việc phòng ngừa cúm A cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Tiêm vắc xin cúm A: Tiêm vắc-xin cúm là cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A cho cả mẹ và bé. Nên tiêm vắc xin cúm A trước khi mang thai hoặc vào quý 2, quý 3 thai kỳ và theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên rửa tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn là cách hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm virus cúm A.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với người bị cúm A và những nơi đông người.
- Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cúm A.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại virus cúm A.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, phòng ngừa cúm A.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài nơi đông người: Khi ra ngoài nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm cúm A như bệnh viện, trường học, nên đeo khẩu trang y tế.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý:
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi khám thai định kỳ.
- Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bị cúm A.
Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên, bà bầu có thể giảm thiểu nguy cơ bị cúm A và bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Xem thêm: Cúm A có bị lại không? Sự nguy hiểm khi cúm A bị lại
Giải đáp các thắc mắc thường gặp của bà bầu bị cúm A
Khi bị cúm A nên sử dụng uống thuốc gì là an toàn, có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Khi bị cúm A thì việc sử dụng thuốc rất cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn cụ thể, hướng điều trị cũng như những điều cần lưu ý khi bị cúm A đối với những người đang mang thai
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi
- Sẽ có một số loại thuốc có thể được sử dụng cho bà bầu bị cúm A, khi thăm khám thì các bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với người mang thai
Lưu ý:
- Bà bầu nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào
- Cần sử dụng theo đúng liều lượng và thời gian do bác sĩ chỉ định
- Báo cáo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh và những loại thuốc đang sử dụng
Thời gian sẽ khỏi cúm A trong vòng bao lâu?
- Đối với bà bầu bị cúm A thì thời gian khỏi là thường sẽ kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày
- Tuy nhiên thời gian này sẽ có thể thay đổi do tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Cần nên theo dõi các triệu chứng và tình trạng bệnh nếu như có bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào
Bí quyết tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch dành cho bà bầu?
- Nên chú ý chế độ dinh dưỡng:
- Luôn phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Bổ sung nhiều nước đặc biệt là nước lọc
- Tránh những thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Thay đổi lối sống:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và môi trường ô nhiễm
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Bà bầu bị cúm A là một điều nguy hiểm và cần nên chú ý đặc biệt đến. Biến chứng cúm A rất nguy hiểm cho bà bầu. Chính vì vậy nên thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng khi bị cúm A. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu với các y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ điều trị và thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu