Tính đến tháng 8 năm 2023 tại Việt Nam đã ghi nhận 21 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó đã có 1 ca tử vong. Những ca bệnh của đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại 6 nơi: Hà Nội, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Dương. Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn về Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
Nội dung bài viết
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh nhiễm trùng do virus đậu mua khỉ gây ra, Virus này thuộc một họ Poxviridae. Con virus gây nên đậu mùa khỉ có mối liên hệ với virus gây ra bệnh đậu mùa, nhưng bệnh đậu mùa nhẹ hơn đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ lần đầu tiên phát hiện ở khỉ vào những năm 1958. Sau đó đến năm 1970 thì ghi nhận ở người. Virus đậu mùa khỉ sẽ có hai chủng chính: Ở khu vực Tây Phi và chủng lưu hành ở lưu vực sông Congo. Nhưng ở khu vực Tây Phi sẽ ít nghiệm trọng hơn chủng lưu vuvjw lưu hành sông Congo
Bệnh đậu mùa khỉ sẽ có nguồn lây từ động vật sang người khi tiếp xúc với những chất dịch tiết ra từ cơ thể của động vật bị nhiễm, chẳng hạn như khỉ, sóc,… Nó cũng có thể lây trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc với các chất dịch từ cơ thể của người nhiễm bệnh chẳng hạn chất nhầy từ nước mũi, nước bọt,…
Nguyên nhân của bệnh đậu mùa khỉ
Nguyên nhân trực tiếp gây nên đậu mùa khỉ:
- Do virus đậu mùa khỉ: Đây là một nguyên nhân trực tiếp gây nên đậu mùa khỉ là virus thuộc họ Poxviridae. Chủng này sẽ có hai chủng chính: chủng ở vùng Tây Phi và chủng ở lưu vực sông Congo
Nguyên nhân gián tiếp gây nên đậu mùa khỉ:
Do động vật:
- Phần lớn là do khỉ: Đây là vật chủ trong tự nhiên của virus đậu mùa khỉ
- Nhím, chuột, sóc: Những loại động vật này có khả năng cao lây virus mang bệnh lây truyền sang cho người
Do tiếp xúc gần với động vật bị nhiễm bệnh:
- Vô tình bị động vật bị nhiễm bệnh cắn hoặc cào trúng da
- Tiếp xúc với các chất dịch tiết của cơ thể động vật bị nhiễm bệnh như nước bọt, mủ, máu,…
- Tiếp xúc với lông hoặc da của động vật bị nhiễm bệnh
Do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh:
- Tiếp xúc với chất dịch tiết ở cơ thể người nhiễm bệnh như chất nhầy, nước bọt, máu,…
- Tiếp xúc với vùng da tổn thương của người đang nhiễm bệnh
- Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân và quần áo của người đang nhiễm bệnh
Do lây qua đường hô hấp:
- Vô tình hít phải những giọt bắn từ miệng, mũi của người đang bị nhiễm bệnh
Do lây truyền qua nhau thai:
- Lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ:
Người có hệ miễn dịch suy yếu:
- Hệ miễn dịch đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu như hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ gây nên nhiều bệnh.
Những người thường có hệ miễn dịch suy yếu là do những yếu tố như:
- Những người sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch
- Những người cao tuổi, trẻ em
- Do ung thư
- Những người bị nhiễm HIV/AIDS
Đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ có khả năng mắc đậu mùa khỉ cao hơn so với người bình thường và khả năng gây tử vong cũng cao hơn
Những trẻ em:
- Đối với trẻ em thì hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và có nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ cao
- Trẻ em thường hay có nhiều hoạt động như chơi cùng bạn bè, tiếp xúc với động vật,… việc này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus đậu mùa khỉ cao hơn
Đối với phụ nữ mang thai:
- Phụ nữ mang thai thì nội tiết tố sẽ thay đổi và điều này dẫn đến hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm
- Nếu phụ nữ mang thai mắc đậu mùa khỉ thì sẽ có nguy cơ cao dẫn đến thai nhi sinh non hoặc thai chết lưu và kéo thai hàng loạt những biến chứng khác
Những người có bệnh lý nền:
- Đối với người có trong người những bệnh lý nền như phổi, tim tiểu đường sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch
- Những người có bệnh lý nền này sẽ có nguy cơ cao mắc phải đậu mùa khỉ cao hơn và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Trong giai đoạn đầu của bệnh đậu mùa khỉ sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Gây nên sốt: Đây là triệu chứng khá phổ biến đối với đậu mùa khỉ và cơn sốt thường ở mức 38 độ trở lên
- Gây nên cơn đau đầu: Xuất hiện cơn đau đầu dữ dội và dai dẳng
- Đau phần cơ: Cơn đau có thể lan khắp cơ thể và khiến cho người bệnh cảm thấy khó cử động
- Gây nên đau lưng: Cơn đau ảnh hưởng đến phần lưng
- Hạch bạch huyết sung tấy: Ở vùng cổ, bẹn, nách có thể sờ thấy u hạch bạch huyết
- Cảm giác ớn lạnh: Xuất hiện hiện tướng ớn lạnh, run người đột ngột, kèm theo đó là cơn sốt
- Gây nên kiệt sức: Luôn có cảm giác mệt mỏi, không còn năng lượng
Ở giai đoạn phát ban:
- Gây phát ban: Xuất hiện hiện tượng này trong vòng 2-4 ngày sau khi có những triệu chứng đầu tiên
- Ban xuất hiện trên mặt: Khi ban xuất hiện trên phần mặt sau đó sẽ lan dần sang những bộ phận khác như phần tay và phần thân
- Phần ban sẽ hơi nổi lên trên bề mặt phẳng có thể thấy được: Ban đầu sẽ xuất hiện màu hồng sau đó sẽ chuyển dần sang màu đỏ sẫm, thậm chí là màu nâu
- Có thể gây nên tình trạng đau hoặc ngứa: Đối với một số người sẽ cảm thấy khó chịu đau và ngứa ở vùng da nổi ban
- Gây nên hiện tưởng đóng vảy và bong vảy: Khoảng 2-3 tuần sau thì các nốt ban đỏ sẽ tự bong ra và có thể sẽ để lại sẹo đối với những người cơ địa hay bị sẹo
Bên cạnh đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng ít gặp khác của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:
- Gây nên viêm họng
- Xuất hiện tình trạng nghẹt mũi
- Gây nên những cơn ho
- Xuất hiện tình trạng tiêu chảy
- Gây cảm giác buồn nôn và nôn
- Tình trạng đau mắt xuất hiện
Cách lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ
Lây truyền từ động vật sang người
- Khi vô tình tiếp xúc trực tiếp với dịch trên cơ thể, máu và những vùng tổn thương của da động vật đang nhiễm bệnh
- Khi tiếp xúc với thịt của những động vật nhiễm bệnh chưa được trang bị thiết bị bảo hộ
Lây truyền trực tiếp từ người sang người
- Tiếp xúc rờ, chạm hoặc vô tình đụng phải các nốt ban, mụn nước, dịch tiết từ người bệnh
- Khi người nhiễm bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì vô tình giọt bắn đó sẽ tiếp xúc với người khác thì người đó sẽ có khả năng nhiễm bệnh
- Tiếp xúc trực tiếp tới những vật dụng người bệnh đã qua sử dụng như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn tắm, quần áo,…
- Quan hệ tình dục với người bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
- Viêm não hoặc viêm màng não: Virus có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương và gây nên tình trạng viêm não. Viêm nào hình thành nên những triệu chứng như nhức đầu dữ dội, sốt cao, cổ bị cứng, xuất hiện cơn co giật, lú lẩn và có thể dẫn đến hôn mê sâu
- Biến chứng viêm phổi: Những virus có thể xâm nhập vào phổi gây nên tình trạng viêm phổi và dẫn đến những triệu chứng như khó thở, ho dẫn đến đau ngực và gây nên sốt
- Gây nhiễm trùng máu: Những virus đó sẽ xâm nhập vào máu và gây tình trạng nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây nên hôn mê sâu, lên cơn co giựt và dẫn đến tử vong
- Gây mất thị lực: Virus xâm nhập vào cơ quan mắt và dẫn đến tình trạng viêm giác mạc và viêm võng mạc. Viêm võng mạc và viêm giác mạc lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương mắt nghiêm trọng thậm chí sẽ gây nên mất thị lực
- Hình thành sẹo: Do bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện những vết ban phồng trên da và vô tình khi những ban phồng đó vỡ sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
Những mức độ nghiêm trọng của các biến chừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Sức khỏe và tuổi tác của người bệnh
- Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng
- Thời điểm điều trị có kịp thời hay không
Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ
- Tiêm phòng vắc xin đậu mùa: Việc tiêm phòng vắc xin đậu mùa đã được chứng minh có hiệu quả lên đến 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ
- Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc cồn: Điều này giúp rất nhiều trong việc loại bỏ thường xuyên virus nếu bạn vô tình chạm vào những thứ ô nhiễm
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan khi tiếp xúc với các chất dịch từ cơ thể của người bệnh như nước bọt hoặc chất nhầy từ nước mũi,…
- Hạn chế tiếp xúc với các động vật hoang dã: Đậu mùa khỉ là một căn bệnh có thể lây truyền từ động vật qua người chính vì vậy nên đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt là những động vật có vú đang mắc bệnh hoặc chết
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi: Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi rút qua các giọt bắn đường hô hấp.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc: Vi rút đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên các bề mặt trong vài giờ. Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên bằng chất khử trùng gia dụng.
- Ở nhà nếu bạn bị bệnh: Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, hãy ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi bạn hết bệnh.
Những lưu ý về bệnh đậu mùa khỉ
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa lây lan cho người khác và giúp bản thân mau hồi phục:
1. Cách ly:
- Cách ly bản thân với người khác cho đến khi hết phát ban và các vảy bong ra.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình.
- Nếu bạn phải ở chung nhà với người khác, hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
2. Vệ sinh:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc lòng bàn tay.
- Vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường xuyên bằng chất khử trùng gia dụng.
3. Điều trị:
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước.
- Ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp.
4. Theo dõi sức khỏe:
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bạn thường xuyên.
- Ghi lại các triệu chứng của bạn.
- Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nặng hơn.
5. Thông báo cho người tiếp xúc:
- Thông báo cho những người đã tiếp xúc gần với bạn trong vòng 4 ngày trước khi bạn xuất hiện triệu chứng.
- Yêu cầu họ tự theo dõi sức khỏe và đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào.
Lưu ý:
- Đây chỉ là thông tin tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Nếu như có dấu hiệu nghi ngờ về đậu mùa khỉ hay cần tư vấn về bệnh hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu