Viêm tai giữa và những nguyên nhân gây nên viêm tai giữa

Đây là một hệ thống tiền đình ốc tai và là một cơ quan cực kỳ phức tạp, ngoài nhiệm vụ cảm giác được âm thanh thì còn giúp cho điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Viêm tai giữa là một bệnh lý thường thì mọi người nghĩ nó sẽ không nghiêm trọng nhưng để lại biến chứng cực kỳ nghiêm trọng và có thể là suốt đời và không điều trị được. Viêm tai giữa xảy ra ở tất cả các độ tuổi phổ biến nhất là đối với trẻ từ 36 tháng trở xuống.

Tai có chức năng gì

Đây là một hệ thống tiền đình ốc tai và là một cơ quan cực kỳ phức tạp, ngoài nhiệm vụ cảm giác được âm thanh thì còn giúp cho điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Tai sẽ có ba phần: Tai trong, Tai giữa, tai ngoài

Tai có chức năng gì
Tai có chức năng gì

Cấu tạo của tai trong:

  • Ốc tai: sẽ có hình dạng là một hình xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc sẽ có các hạt thần kinh ốc tai. Trong phần ốc tai sẽ có chứa rất nhiều chất dịch, khi chuỗi xương còn đưa ra âm thanh đến cửa sổ bầu dục thì các chất dịch này sẽ bắt đầu chuyển động và kích thích lên những tế bào lông trong ốc tai và tại đây sẽ gửi các xung điện thông qua các chi thần kinh thính giác đến cho bộ não nơi mà chúng ta có thể nhận biết được âm thanh
  • Tiền đình: là một khoang có hình bầu dục nằm ở giữa và phình rộng ra và đây là nơi có thể chứa được các túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phần phía sau của tiền đình sẽ thông với ba khoang của ống bán khuyên theo chiều ngang, sau và trên.
  • Ống bán khuyên: mỗi tai sẽ có ba ống bán khuyên: sau, trước và bên. Và ba ống bán khuyên sẽ nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều sẽ thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ được thăng bằng. Nhận biết được những sự di chuyển và mức độ thăng bằng

Phần cấu tạo của tai giữa:

  • Cấu tạo của tai giữa sẽ có màng nhĩ: đây là một trong những màng mỏng và có hình bầu dục, hơi lõm ở giữa tai, nằm hơi nghiêng ra sau và ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa
  • Hòm nhĩ: Đây là một góc xương gồ ghề nằm phía bên trong xương thái dương. Phần trước thông mũi họng, phần phía sau thông với xoang chũm, bên trong sẽ thông với tai trong. Trong hòm nhĩ sẽ có những chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Ba xương này sẽ có nhiệm vụ chính là dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào sâu bên trong tai trong
  • Vòi nhĩ là một trong những cấu tạo của tai giữa: Thông thường vòi nhĩ sẽ đóng kín và chỉ mở ra khi bạn trong tình trạng ngáp hoặc nuốt thức ăn thì sẽ cân bằng được áp suất bên trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là sẽ làm cân bằng các áp lực của hòm tai với phần tai ngoài.

Cấu tạo tai ngoài :

  • Sẽ bao gồm các bộ phận như ống tai ngoài, vành tai. Di chuyển từ vành tai tới màng nhĩ sẽ có nhiệm vụ thu và nhận dẫn truyền âm thanh
  • Vành tai sẽ có cấu tạo bao gòm sụn và sẽ có phần da phủ bên ngoài, sẽ có một số mạch máu và ít mỡ để bao bọc tai. Các phần đường cong và xoắn của vành tai có chức năng giúp nhận và hứng âm thanh từ mọi phía, mọi nơi về ống tai.
  • Ống tai là một ống có hình hơi cong hình S nối từ vành tai tới phần màng nhĩ. Đối với người lớn thì ống tai sẽ có phần hướng lên, sau đó sẽ hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi gần phần màng nhĩ. Phần ngoài của ống tai sẽ chứa những sợi lông nhỏ và có những tuyến nhờn tạo ra phần ráy tai. Mỗi khi ráy tai thì các sợi lông đó sẽ chuyển động nhẹ nhàng và đẩy các phần dơ ra ngoài.

Chức năng chính của tai có hai phần quan trọng:

  • Đầu tiên phải kể đến đó là chức năng nghe. Chức năng nghe này sẽ hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống thính giác gồm 3 phần sau: tai trong, tai giữa, tai ngoài.
  • Chức năng thứ 2 là giúp cơ thể giữ thăng bằng. Khi cơ thể chúng ta thay đổi sẽ chuyển động không gian

Viêm tai giữa là gì

Viêm tai giữa là một tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây sưng và đau, kèm theo đó là chảy dịch rất nhiều. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến là trẻ em dưới 36 tháng tuổi do cấu trúc tai của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và miễn dịch yếu sẽ hình thành nên tình trạng này. Theo như số liệu thống kê thì khoảng hơn 80% trẻ em bị viêm tai giữa ít nhất một đợt ở tuổi lên ba. Dù đối tượng mắc viêm tai giữa chủ yếu là trẻ em nhưng bệnh lý này vẫn có xuất hiện ở người lớn

Viêm tai giữa là một bệnh lý thường thì mọi người nghĩ nó sẽ không nghiêm trọng nhưng để lại biến chứng cực kỳ nghiêm trọng và có thể là suốt đời và không điều trị được.

Có nhiều trường hợp thì trẻ xuất hiện tình trạng nghe kém, điếc hoặc sẽ nhiễm trùng máu do bị viêm tai giữa. Ở người lớn thì sẽ không phổ biến nhưng cũng đã từng ghi nhận một số ít trường hợp rơi vào tình trạng hôn mê sâu do bị biến chứng của viêm tai giữa và gây tắc mạch máu não khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng này.

Khi hiểu đúng về những bệnh lý và cách phòng ngừa, nguyên nhân và triệu chứng của viêm tai giữa thì sẽ rất dễ điều trị và có thể tránh những biến chứng về sau.

Viêm tai giữa là gì
Viêm tai giữa là gì

Sẽ có ba loại viêm tai giữa và chia theo từng mức độ nhiễm trùng:

  • Viêm tai giữa cấp tính: đây thường là một trong những biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do dính virus
  • Viêm tai ứ dịch: đây là tình trạng niêm mạc của phần tai rữa bị viêm ra tiết ra chất dịch, những dịch này sẽ không chảy ra ngoài tai mà bị giữ lại phía sau màng tai. Dịch ứ sẽ ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính
  • Viêm tai giữa mạn tính: tình trạng viêm tai giữa sẽ kéo dài dai dẳng. Lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng bị chảy mủ và lỗ thủng của màng nhĩ

Nguyên nhân gây nên viêm tai giữa

Nguyên nhân gây nên viêm tai giữa
Nguyên nhân gây nên viêm tai giữa

Sau đây là một số nguyên nhân gây nên viêm tai giữa mà bạn cần nên lưu ý:

  • Nguyên nhân là do bệnh nguyên phát: sau khi bị cảm cúm, viêm amidan, viêm V.A, viêm mũi thì sẽ dẫn đến tình trạng có thể bị viêm tai giữa
  • Do những thói quen xấu như ngoáy tai không đúng cách sẽ dẫn đến làm tổn thương tai và dẫn đến việc nhiễm trùng và gây nên viêm tai giữa
  • Do cấu trúc tai: đặc biệt là khi trẻ đang ở trạng thái khóc hay nằm rất dễ bị lây lan vi khuẩn từ mũi họng lên phần tai
  • Do nhiễm phải một số vi khuẩn thường sẽ gây nên viêm tai giữa như: S. pneumoniae, H.influenzae, M.catarrhalis, S. aureus.
  • Do bị ô nhiễm môi trường: môi trường bị ô nhiễm như là khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất, sẽ tăng nguy cơ gây bệnh viêm hô hấp và dần chuyển đến viêm tai giữa
  • Do hệ thống niêm mạc đường hô hấp, khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ sẽ thay đổi thất thường đây cũng là một trong những điều kiện tốt cho virus. Lúc này virus sẽ dễ tấn công gây nên tình trạng viêm tai giữa. Đặc biệt là đối với trẻ em, ở thời tiết nhạy cảm, hóa chất dễ sinh ra viêm nhiễm đường hô hấp và hình thành tình trạng viêm tai giữa
  • Do đa chấn thương: chấn thương gây thủng hoặc cách màng tai như ngoáy tai bằng những vật cứng, chấn thương ra tiếng nổ, sức ép của bom đạn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên viêm tai giữa
  • Do yếu tố di truyền: viêm tai giữa cũng sẽ có liên quan tới yếu tố di truyền khi một người trong gia đình đã từng bị viêm tai giữa thì sẽ có nguy cơ cao những thành viên khác trong gia đình cũng có thể bị viêm tai giữa
  • Những trẻ em Dưới 36 tháng tuổi sẽ dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai vì kích thước và hình dạng của ống vòi nhĩ kém phát triển hệ thống miễn dịch
  • Trẻ đang bú bình: khi trẻ sử dụng bình sữa đặc biệt là trong tình trạng ấn xuống sẽ có xu hướng nhiễm trùng tai nhiều hơn những trẻ đang ti sữa mẹ
  • Những người có cơ địa nhạy cảm dị ứng với thời tiết và những tác nhân như phấn hoa, lông động vật sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai rất cao

Những dấu hiệu của viêm tai giữa

Những dấu hiệu của viêm tai giữa
Những dấu hiệu của viêm tai giữa

Ở người lớn thì sẽ có những triệu chứng như sau cần lưu ý:

  • Sẽ xuất hiện tình trạng đau tai, tình trạng này sẽ kéo dài. Cảm giác kèm theo những cơn đau nhói giật ở tai
  • Có những trường hợp khi bị đau tai sẽ đau lên cả phần đầu sẽ khiến cho một bên tay hoặc cả hai bên bị tê cứng và khi sờ vào cảm giác bị sưng và nóng
  • Đôi khi sẽ cảm thấy bị ù tai, sức nghe bị giảm sút và không còn nghe rõ
  • Trong tai sẽ có tình trạng cảm thấy như bị tồn động nước trong đó
  • Tai sẽ xuất hiện tình trạng dịch mủ chảy ra ngoài theo giờ hoặc theo ngày
  • Khi thời tiết thay đổi chuyển mùa thì hiện tượng bị chảy dịch tai sẽ xuất hiện càng ngày càng nhiều
  • Phần dịch mủ xuất hiện trong tai sẽ có màu vàng và bị hôi khó chịu

Đối với trẻ em thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau và cần lập tức đưa trẻ đi khám:

  • Đối với những trẻ nhỏ thì sẽ có tình trạng lắc đầu liên tục và cho tay vào trong tai. Còn những trẻ lớn hơn đã biết nói thì sẽ xuất hiện tình trạng đau tai
  • Xuất hiện những cơn sốt cao lên đến 40 °
  • Trẻ sẽ thường xuyên biếng ăn và quấy khóc, bỏ bữa, nôn trớ
  • Nếu như nặng hơn sẽ xuất hiện tình trạng co giật
  • Sẽ bị có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần, triệu chứng này gần như sẽ xuất hiện đồng thời với triệu chứng bị sốt
  • Bé sẽ có cảm giác trằn trọc và khó ngủ, bức rứt khi đặt xuống
  • Trẻ sẽ khó giữ thăng bằng hay nghiêng đầu sang một bên

Biến chứng của viêm tai giữa

Biến chứng của viêm tai giữa
Biến chứng của viêm tai giữa

Sau đây là một trong những biến chứng của viêm tai giữa thường rất gặp:

  • Sẽ gây nên tình trạng thủng màng nhĩ: hầu hết khi gặp tình trạng thủng màng nhĩ thì sẽ được lành lại trong vòng 72h nhưng cũng có một số trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật
  • Sẽ làm giảm thính giác: thông thường thì tình trạng mất thính lực nhẹ sẽ có thể xuất hiện và tự biến mất sau khi khỏi nhiễm trùng tai. Song song đó thì nhiễm trùng tai sẽ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc nhiễm trùng tai nặng và phát mủ ở trong tai giữa, tình trạng này sẽ có thể dẫn đến mất thính lực nghiêm trọng, tổn thương màng nhĩ và có thể sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn
  • Gây tình trạng chậm nói, chậm phát triển: đối với trẻ sơ sinh và những trẻ mới biết đi thì sẽ bị suy giảm thính lực tạm thời có thể là vĩnh viễn, thậm chí gây nên tình trạng chậm phát triển về kỹ năng nói, giao tiếp với xã hội và phát triển toàn diện
  • Gây nên tình trạng viêm não hoặc viêm màng não: Nếu như tình trạng nhiễm trùng tai không được điều trị hoặc không được đáp ứng tốt với điều kiện để điều trị thì có thể lây sang các mô lân cận gây nên tình trạng nhiễm trùng xương chũm gọi là viêm xương chũm. Viêm xương chũm có thể dẫn đến tổn thương xương và hình thành những khối u chứa đầy mủ bên trong. Viêm tai giữa nghiêm trọng thì cũng có thể lây lan sang hộp sọ, bao gồm não và các màng bao quanh não gây nên viêm màng não

Điều trị viêm tai giữa như thế nào

Điều trị viêm tai giữa như thế nào
Điều trị viêm tai giữa như thế nào

Điều trị viêm tai giữa có rất nhiều cách, vì vậy bạn nên điều trị sớm để không để lại những biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Phương pháp điều trị nội khoa là phương pháp được các bác sĩ chỉ định nhiều nhất
  • Sử dụng thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị viêm tai giữa. Những thuốc kháng sinh này sẽ dựa trên những kiến thức về viêm tai giữa.
  • Thời gian để điều trị viêm tai giữa là trong vòng 8 ngày kể từ ngày phát bệnh. Nếu như màng nhĩ không có dấu hiệu bị thủng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ thuốc tai, lúc này thì không nên sử dụng phương pháp bơm rửa. Nếu như màng nhĩ bị thủng thì sẽ phải nhỏ thuốc trong vòng 3-4 ngày để ngăn chặn hình thành tình trạng mưng mủ trong tai làm bít vòi dẫn lưu.
  • Có thể rửa bằng muối sinh lý hoặc oxy già, bên cạnh đó có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ
  • Nếu như dùng kháng sinh uống không hiệu quả sẽ phải sử dụng phương pháp chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ. Nếu như tình trạng viêm tai giữa kèm theo những triệu chứng về viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi viêm Amidan phì đại thì cần phải nạo viêm Amidan.
  • Trong một số trường hợp nếu xuất hiện biến chứng nặng hơn thì cần phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đó là phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm

Cách phòng ngừa viêm tai giữa

Để có thể phòng ngừa được viêm tai giữa thì có những lưu ý sau:

Đối với nhóm tuổi người lớn:

  • Nên giữ cho tai sạch sẽ, không ẩm ướt vì ẩm ướt rất dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Chú ý vệ sinh tai thật nhẹ nhàng tránh gây ra những thao tác mạnh làm tổn thương đến viêm mạc ở tai tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai giữa
  • Tránh để nước vào tai và nên lau khô tai khi tắm,…
  • Có những bệnh lý về tai, mũi, họng nên điều trị sớm để tránh biến chứng qua viêm tai giữa
Cách phòng ngừa viêm tai giữa
Cách phòng ngừa viêm tai giữa

Đối với trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh tai trẻ thật sạch sẽ và nhẹ nhàng.
  • Đi tiêm phòng cho trẻ đúng mũi và đúng hẹn
  • Cho trẻ uống sữa mẹ đến khi trẻ 2 tuổi vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất và giúp đề kháng của trẻ tốt hơn
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại và không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và bụi bẩn. Khói thuốc lá là một thành phần gây hại cực nguy hiểm cho trẻ em . Theo như các chuyên gia nghiên cứu thì có rất nhiều trẻ em mắc bệnh đường hô hấp do hít phải khói thuốc lá quá nhiều.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu như tai có vấn đề hãy đến với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được thăm khám và điều trị bởi những y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và các y bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những phương pháp điều trị theo tình trạng bệnh của bạn và theo thể trạng bệnh.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi
help center Nhân Hậu