Hạ đường huyết sẽ hạ bằng cách nào

Máu là một chất lỏng tồn tại trong cơ thể con người sẽ giúp cho cơ thể duy trì được sự sống, bất cứ ảnh hưởng nào gây gián đoạn do lưu thông của máu hoặc những thay đổi những thành phần trong máu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cơ thể. Hạ đường huyết sẽ có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau trong đó đối với bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ trải qua tình trạng đó.

Máu giữ chức năng gì

Máu là một chất lỏng tồn tại trong cơ thể con người sẽ giúp cho cơ thể duy trì được sự sống, bất cứ ảnh hưởng nào gây gián đoạn do lưu thông của máu hoặc những thay đổi những thành phần trong máu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cơ thể.

Sự tạo thành máu vô cùng đặc biệt, tại đây các thành phần cấu tạo của nó cũng như sản xuất cụ thể là trong tủy xương. Tuỷ xương sẽ tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm khung xương, có dạng khá mềm, được thực hiện chế tạo khoảng 95% tế bào của cơ thể.

Tủy xương của con người ở khắp các xương, đối với người trưởng thành theo tủy xương tập trung nhiều nhất ở vùng xương sống, xương ngực và vùng xương chậu. Là một cơ quan chính để cấu tạo thành máu, tế bào máu vùng tủy xương sản xuất được coi như là một tế bào gốc, hay còn được gọi là tế bào tạo ra máu.

Theo thời gian với sự nuôi dưỡng thì sẽ tới bào gốc trưởng thành sẽ kéo theo các tế bào thành phần khác trong máu cùng trưởng thành.

Máu có vai trò như thế nào
Máu có vai trò như thế nào

Chức năng của máu sẽ bao gồm:

  • Đảm nhiệm chức dinh dưỡng
  • Đảm nhiệm chức năng hô hấp
  • Làm nhiệm vụ bảo vệ cho cơ thể
  • Nắm giữ chức năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể
  • Thực hiện chức năng bài tiết

Hạ đường huyết là gì

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng nghe đến tình trạng hạ đường huyết khi đói, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ được hạ đường huyết là gì vậy thì tự nhiên xảy ra khi nào. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi lượng đường trong máu sẽ hạ thấp hơn so với mức bình thường.

Người bình thường có chỉ số đường huyết từ 3,9 mmol/l đến 6,4 mmol/l. Hạ đường huyết cần nên phát hiện sớm và xử lý kịp thời để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình ổn. Nếu như không được điều trị đúng cách thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng bởi vì nguồn năng lượng chính trong cơ thể của mỗi người chính là glucozo.

Khi lượng đường huyết bị thiếu hụt trầm trọng thì mọi hoạt động của cơ thể sẽ trở nên trì trệ và cả cơ thể sẽ làm việc kém hiệu quả thấy rõ.

Hạ đường huyết là gì
Hạ đường huyết là gì

Hạ đường huyết sẽ có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau trong đó đối với bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ trải qua tình trạng đó. Bên cạnh đó một số người không mắc đái tháo đường nhưng cũng đã từng gặp phải hiện tượng hạ đường huyết.

Để có thể tìm ra được một phương pháp điều trị phù hợp thì chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ căn bệnh này và lượng đường trong máu lý do vì sao giảm đột ngột để có thể hiểu được cơ thể ra nhằm tránh được căn bệnh này.

Nguyên nhân gây nên hạ đường huyết

Nguyên nhân gây nên hạ đường huyết
Nguyên nhân gây nên hạ đường huyết

Những nguyên nhân sau đây gây nên căn bệnh hạ đường huyết mà bạn cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: việc điều trị đái tháo đường sẽ có thể gây ra những vấn đề về hạ đường huyết.
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia: vì uống quá nhiều rượu bia sẽ ngăn chặn giải phóng các glycogen tạo nên glucozo trong máu và dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
  • Đối với các bệnh mãn tính: các bệnh như xơ gan, viêm gan nặng, nhiễm trùng, bệnh thận, bệnh tim nếu như tiến triển sẽ gây ra hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng là một nguyên nhân khiến cho cơ thể không bài tiết đúng cách dẫn đến tích tụ glucozo gây nên hạ đường huyết
  • Insulin sản xuất quá nhiều: những khối u hiếm xuất hiện ở tụy khiến cho người bệnh sẽ sản sinh nhiều insulin dẫn đến hạ đường huyết. Ngoài ra những khối u khác, tế bào bất thường của tuyến tụy cũng sẽ giải phóng insulin quá mức gây nên việc hạ đường huyết không kiểm soát
  • Nhịn đói quá lâu: việc suy dinh dưỡng và không đủ thiếu thức ăn, thiếu hụt năng lượng glycogen dự trữ mà cơ thể cần tạo ra glucozo sẽ dẫn đến việc hạ đường huyết
  • Thiếu hụt hormone: rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên sẽ dễ dẫn đến thiếu hụt một số hormone có vai trò và chức năng điều chỉnh trong quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucozo.
  • Bữa ăn cách nhau quá xa: cơ thể sẽ không đủ glucozo dễ dẫn đến hạ đường huyết
  • Một số triệu chứng hạ đường huyết sẽ xảy ra sau một số bữa nhất định gọi là hạ đường huyết sau bữa ăn hoặc hạ đường huyết phản ứng. Tình trạng này sẽ thường xuyên xảy ra ở những người đã từng phẫu thuật cắt dạ dày
  • Đối với người bị đái tháo đường: đối với bệnh nhân bị đái tháo đường thì cơ thể không thể tự tạo ra insulin hoặc tạo ra ít insulin hay insulin không được sử dụng hiệu quả. Kết quả glucozo sẽ tích tụ trong máu cao. Điều này sẽ dẫn đến nguy hiểm. Lúc này người bệnh sẽ dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu. Nhưng việc dung lượng lớn insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác sẽ gây nên lượng đường trong máu hạ xuống quá nhiều gây nên hạ đường huyết
  • Lượng đường trong máu không được điều chỉnh: khi các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể sẽ được phân hủy thành cái glucozo Đây là một nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Các glucozo sẽ đi vào tế bào với sự trợ giúp của insulin. lượng glucozo dư thừa sẽ được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen. Khi bạn không ăn trong vòng vài giờ thì lượng đường trong máu sẽ bị giảm và cơ thể sẽ không sản xuất được các insulin. Lúc này các hormone báo hiệu cho gan phá vỡ các glycogen giải phóng glucozo và máu. Quy trình này sẽ giúp cho lượng đường trong máu được ổn định hơn. Khi nhịn ăn kéo dài thì có thể sẽ phá vỡ các kho lưu trữ chất béo và sử dụng các sản phẩm phân hủy chất béo làm nhiên liệu thay thế cho thức ăn.
  • Khi hoạt động thể dục thể thao quá mức: bạn phải hiểu cơ thể bạn khi chọn một bài luyện tập thể dục thể thao cho cơ thể vì khi vận động quá mức đặc biệt đối với người chưa quen với cường độ tập cao sẽ rất dễ khiến cho cơ thể bị hạ đường huyết do tạo ra năng lượng luyện tập quá sức
  • Các bệnh lý về gan và thận cũng sẽ khiến cho cơ thể giảm đi chức năng dự trữ đường và cơ thể dễ bị hạ đường huyết sau bữa ăn
  • Các yếu tố nội tiết: một rối loạn của tuyến thượng thận và tuyến yên sẽ có thể dẫn đến sự thiếu hụt của các hormone có chức năng chính là điều chỉnh việc tạo ra các glucozo. Đối với trẻ em cũng có thể bị hạ đường huyết nếu như quá ít hormone tăng trưởng.
  • Nhiễm trùng: khi cơ thể bị nhiễm trùng thì sẽ cần dùng nhiều năng lượng hơn để có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm lấn của vi sinh vật. Không chỉ vậy nhiễm khuẩn người bệnh cũng có xu hướng bị chán ăn chính vì thế tạo nên phần tăng nguy cơ gây nên hạ đường huyết

Những dấu hiệu của hạ đường huyết

Những dấu hiệu của hạ đường huyết
Những dấu hiệu của hạ đường huyết

Sau đây là một số dấu hiệu của hạ đường huyết:

  • Sẽ xuất hiện tình trạng run rẫy, cơ thể bị thiếu sức lực, tay chân không ngừng run
  • Xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt và đau đầu.
  • Đột nhiên cảm thấy đói và xuất hiện các cơn vã mồ hôi liên tục
  • Nhịp tim đập khá nhanh, trong tình trạng căng thẳng.
  • Thị lực bị giảm, mắt mờ
  • Da chuyển sang tái nhợt
  • Luôn trong tình trạng cáu gắt
  • Có thể dẫn đến ngất xỉu
  • Xuất hiện động kinh
  • Nặng hơn nữa là sẽ dẫn đến hôn mê

Biến chứng của hạ đường huyết

Biến chứng của hạ đường huyết
Biến chứng của hạ đường huyết

Sau đây là một số biến chứng của hạ đường huyết mà bạn cần lưu ý:

  • Hạ đường huyết quá nhiều sẽ khiến cho các bệnh nhân thường xuyên cảm thấy trong tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, có nhiều trường hợp khi bị hạ đường huyết sẽ bị ngã dẫn đến chấn thương.
  • Có một số trường hợp hạ đường huyết nặng nếu như không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong
  • Hạ đường huyết không nhận thức: nếu như các đợt hạ đường huyết cứ lập đi lập lại mà không được điều trị thì sẽ dễ dẫn đến hạ đường huyết mất nhận thức. Não bộ và cơ thể không còn tạo ra những dấu hiệu cảnh báo cho thấy lượng đường trong máu đang ở mức báo động, chẳng hạn như vã mồ hôi, tay chân run rẫy, đói hoặc nhịp tim không đều. Khi những điều này xảy ra thì nguy cơ hạ đường huyết rất nghiêm trọng và có thể nguy hiểm tới tính mạng.
  • Trong những trường hợp bệnh nhân đã có tiền sử bị đái tháo đường thường xuyên tái phát các đợt hạ đường huyết và gây ra hiện tượng hạ đường huyết không nhận thức sẽ có thể khiến cho họ cảm thấy sợ việc điều trị bằng thuốc. Làm cho lượng đường trong máu không được kiểm soát ở mức ổn định nhất, làm tăng nguy cơ biến chứng của đái tháo đường. Cần báo ngay cho bác sĩ về nỗi sợ của bản thân để có thể được các bác sĩ đưa ra lời khuyên về việc sử dụng thuốc không nên tự ý đổi thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ

Phương pháp điều trị hạ đường huyết

Phương pháp điều trị hạ đường huyết
Phương pháp điều trị hạ đường huyết
  • Đối với những bệnh nhân khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết thì phải nhanh chóng Bổ sung các chất dinh dưỡng như cháo loãng, súp, hoặc sử dụng một cốc nước đường, trà đường, cần nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại thì nên bổ sung ngay các chất dinh dưỡng để cơ thể không bị hạ đường huyết
  • Đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường thì khi được điều trị bằng insulin phải tiêm thuốc vào trước khi ăn một đến hai tiếng. Nếu như tiêm insulin cảm thấy trong người khó chịu, không còn sức lực thì sử dụng một ít đường như kẹo, mạch nha
  • Đối với những trường hợp nghi ngờ có có yếu tụy thì nên cần làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính sổ bụng, siêu âm nội soi để kịp thời phát hiện và điều trị để không ảnh hưởng đến hạ đường huyết
  • Nếu như hạ đường huyết ở tình trạng nặng đang trong tình trạng hôn mê: cần nên tiêm tĩnh mạch dung dịch glucozo tương ứng khoảng 20 đến 30 % hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucozo 5 % hoặc 10 %. Nếu có thể thì sẽ tiêm dưới da 1mg glucagon

Nên phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào

Nên phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào
Nên phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào

Để có thể phòng ngừa tốt việc hạ đường huyết thì đây là những điều mà bạn có thể làm theo hoặc áp dụng để tránh tình trạng hạ đường huyết:

  • Không nên bỏ bữa, dù ăn ít hay ăn nhiều thì cũng nên ăn để cơ thể cung cấp đầy đủ glucozo cần thiết cho cơ thể. Nếu như giảm cân mà nhịn ăn thì đây là một phương pháp không an toàn và không đúng với khoa học
  • Trong việc điều trị bệnh đái tháo đường thì người bệnh có nên sử dụng một loại thuốc đặc trị thì đường như tiêm insulin hay dùng thuốc hạ đường huyết thì cũng cần sử dụng đúng liều lượng và phù hợp với từng bữa ăn tốt nhất là nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Đối với hoạt động hằng ngày: nếu như bạn là người mới tập thể dục thì nên lựa chọn những bài tập phù hợp với cơ thể và sau đó tăng dần lên không nên tập quá sức ngày nên hạ đường huyết
  • Đối với một số người đặc biệt nên sử dụng máy theo dõi glucozo liên tục. Đặc biệt là những người bị hạ đường huyết không nhận thức. Luôn theo dõi chỉ số đường huyết của người đó. Nếu như lượng đường trong máu giảm quá thấp một số thiết bị theo dõi sẽ cảnh báo đến người bệnh. Bên cạnh đó đối với những người bị đái tháo đường sử dụng thuốc insulin có thể dùng loại bơm insulin thích học với CGM và để có thể không cung cấp insulin khi nhận thấy được lượng đường trong máu giảm quá nhanh để ngăn chặn việc hạ đường huyết
  • Bên cạnh đó người bệnh nên nhận biết được các triệu chứng hạ đường huyết. Khi bị hạ đường huyết cần phải uống các nước trái cây, nước có đường hoặc ngậm kẹo để tránh nguy cơ lượng đường trong máu dẫn đến quá thấp gây nên nguy hiểm
  • Người bệnh cần nên tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường mà bác sĩ đưa ra. hoặc người bệnh nên sử dụng một loại thuốc điều trị mới nào đó hoặc liều lượng thay đổi, ăn uống và luyện tập thể thao một bài tập mới thì cần chia sẻ với bác sĩ điều trị về những thay đổi đó xem những việc đó có ảnh hưởng gì đến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và kiểm soát nguy cơ hạ đường huyết hay không
  • Đối với những người có các đợt hạ đường huyết tái phát thì nên ăn nhiều bữa và chia nhỏ thường xuyên trong ngày. Đây là một biện pháp sẽ giúp cho ngăn ngừa lượng đường trong máu của người bệnh hạ xuống thấp gây nguy hiểm cho cơ thể
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ đối với những người hay bị hạ đường huyết tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có được một phương pháp điều trị bệnh hợp lý

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Cơ thể nếu có những dấu hiệu bất thường về hạ đường huyết hãy liên hệ ngay với các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám một cách kỹ càng và đưa ra những hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi
help center Nhân Hậu