Bộ não của con người nắm giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với cơ thể con người. Vi khuẩn não mô cầu Neisseria Meningitidis là một loại vi khuẩn gây nên viêm não mô cầu, đây là một bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tử vong trong vòng 24h khi phát bệnh. Bệnh viêm não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và bất kỳ độ tuổi nào.
Nội dung bài viết
Não có chức năng gì
Xương sọ sẽ bao quanh bộ não của con người. Xương mặt và xương hộp sọ sẽ kết hợp với nhau tạo thành hộp sọ. Chức năng của xương sọ sẽ bảo vệ não bộ khỏi những tổn thương và những tác động từ bên ngoài gây nên.
Não bộ được hình thành từ các tế bào thần kinh đệm và các tế bào thần kinh neuron. Tế bào thần kinh neuron sẽ thực hiện nhiệm vụ kích thích, gửi và nhận những tín hiệu được truyền, dẫn truyền, xung thần kinh.
Những tế bào thần kinh đệm sẽ làm nhiệm vụ giúp cân bằng nội môi, nâng đỡ và nuôi dưỡng tạo điều kiện cho tín hiệu được truyền đến trong hệ thần kinh. Số lượng thần kinh neuron sẽ không bằng số lượng thần kinh đệm khoảng 50 lần. Não bộ bao gồm đại não, thân não, tiểu não, các dây thần kinh sọ, vùng hạ đồi.
Bộ não của con người nắm giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với cơ thể con người. Khi mới sinh ra đến khi trưởng thành thì não bộ sẽ có nhiều thay đổi. Khi mới sinh ra trung bình não của một trẻ em có trọng lượng khoảng 450g, đến khi trưởng thành não bộ của người phụ nữ sẽ có trọng lượng trung bình khoảng 1220g, của nam giới thì khoảng 1360g.
Não bộ sẽ điều khiển mọi chức năng của các cơ quan trong cơ thể, điều khiển từng lời nói hành động và suy nghĩ của con người giúp con người phản ứng lại các tình huống trong cuộc sống hằng ngày, sẽ điều chỉnh lại cơ thể khi bị stress hoặc căng thẳng.
Các tổ chức và cấu trúc não bộ sẽ khác nhau, một cấu trúc sẽ đem lại những khả năng riêng biệt khác nhau, vừa thống nhất và vừa độc lập với nhau tham gia vào chức năng điều khiển cơ thể của bộ não. Mỗi bộ phận của não bộ sẽ nắm giữ những chức năng khác nhau điều khiển mọi hành vi và hành động của con người cũng như lời nói, suy nghĩ, cử chỉ,…
Viêm não mô cầu là gì
Vi khuẩn não mô cầu Neisseria Meningitidis là một loại vi khuẩn gây nên viêm não mô cầu, đây là một bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tử vong trong vòng 24h khi phát bệnh. Bệnh sẽ làm cho viêm màng bao quanh ở tủy sống và não.
Bệnh này có khả năng truyền nhiễm cao. Chính vì thế những người sống ở môi trường có vi khuẩn não mô cầu Neisseria Meningitidis sẽ rất dễ mắc bệnh.
Viêm não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cực kỳ nghiêm trọng và có thể lấy đi tính mạng của một người đang khỏe mạnh. Đối với trẻ em có sức đề kháng kém thì việc nhiễm viêm não mô cầu thì nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh viêm màng não mô cầu có thể có mặt ở khắp mọi nơi và nó thường tụ thành các điểm gây dịch
Nguyên nhân gây nên viêm não mô cầu
Đối với viêm não mô cầu sẽ xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân hoặc mùa đông. Viêm não mô cầu có thể lây qua đường tiếp xúc hoặc đường hô hấp, vật dụng nhiễm vi khuẩn của người bệnh. Viêm não mô cầu có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh khác nhau tại nhiều cơ quan trong cơ thể như ảnh hưởng đến mắt, hệ thần kinh, hô hấp khó, đường tiết niệu và bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm não mô cầu như sau:
- Do tiếp xúc với virus não mô cầu Neisseria Meningitidis
- Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Do đi từ vùng có dịch
- Do môi trường sống không sạch sẽ làm tăng nguy cơ trú ẩn cho viêm não mô cầu.
- Do khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh không vệ sinh kỹ và không khử khuẩn kỹ.
- Đối với những người có sức đề kháng kém sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ mắc viêm não mô cầu.
- Đối với những trẻ thì các mẹ nên giữ môi trường xung quanh sạch sẽ và khử khuẩn thường xuyên để vi khuẩn không sinh sôi nảy nở gây nên các bệnh cho trẻ vì trẻ chưa có đủ sức đề kháng để chống lại viêm não mô cầu.
Dấu hiệu khi bị mắc viêm não mô cầu
Vi khuẩn cấp tính do viêm não mô cầu xảy ra đột ngột kèm theo các triệu chứng như:
- Xuất hiện các cơn sốt cao.
- Xuất hiện các cơn đau đầu, đau nhẹ đến đau dữ dội.
- Xuất hiện triệu chứng cổ bị cứng.
- Xuất hiện các mụn nước li ti, xuất hiện các ban huyết hình sao.
- Lúc này bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê hoặc lờ mờ.
- Đột ngột bị mệt lã người
- Xuất hiện các mảng xuất huyết.
- Bị đục nước não tủy
- Xuất hiện các cơn buồn nôn, nôn ói dữ dội.
Đối tượng dễ mắc viêm não mô cầu
Bệnh viêm não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên đây là một số đối tượng dễ mắc bệnh viêm não mô cầu nhất:
- Đối với những trẻ sơ sinh dưới một tuổi: Vì ở độ tuổi này sức đề kháng của trẻ khá yếu chính vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập gây nên viêm não mô cầu.
- Ở thanh niên và thiếu niên: vì ở độ tuổi này nếu không bổ sung sức đề kháng đầy đủ sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn viêm não mô cầu.
- Đối với những người sống ở môi trường đông người như doanh trại hoặc ký túc xá: Vì viêm não mô cầu có thể lây truyền chính vì thế nếu ở trong môi trường đó phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ và bảo vệ bản thân thật kỹ.
- Những người bị thiếu dưỡng chất kéo dài: do hệ tiêu hóa bất thường hoặc bị suy giảm chức năng đường ruột.
- Những người lưu hành đến những khu vực dễ mắc viêm não mô cầu như châu Phi.
- Những nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm, thí nghiệm: do tiếp xúc nhiều với viêm não mô cầu mà không trang bị kỹ càng.
- Những người đã từng tiếp xúc với người bị mắc viêm não mô cầu trong ổ dịch.
- Đối tượng dùng quá nhiều thuốc lá.
Viêm não mô cầu có nguy hiểm không
Bệnh viêm não mô cầu nếu được điều trị kịp thời và có hướng điều trị tốt thì sẽ khỏi bệnh lên để 90%. Bên cạnh đó, nếu như không được điều trị kịp thời và phát hiện quá muộn thì người bệnh sẽ phải có nguy cơ để lại di chứng về sức khỏe.
Bệnh viêm não mô cầu tiến triển rất nhanh và rất nguy hiểm. Bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì sẽ bị nhầm lẫn với triệu chứng viêm màng não do nhiễm siêu vi gây nên. Viêm não mô cầu có thể có tỷ lệ tử vong cao trong vòng 24h.
Nếu như được điều trị và may mắn sống sót thì những di chứng để lại cũng vô cùng nặng nề như cắt bỏ các chi như ngón tay, ngón chân, não sẽ bị tổn thương, thính lực giảm, thận sẽ tổn thương, tâm lý sẽ bị vấn đề.
Viêm não mô cầu sẽ để lại các biến chứng sau:
- Nhiễm trùng máu: viêm não mô cầu sẽ gây nên nhiễm trùng máu nghĩa là khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào máu đã nhân lên và làm các phá hoại mạch máu, Lúc này máu sẽ chảy vào các cơ quan khác và chảy vào da. Các triệu chứng như gây nóng sốt ớn lạnh, gây nên tiêu chảy hoặc nôn ói, ngày nên các cơn đau dữ dội ở các khớp, bụng, cơ, ngực. Xuất hiện các vết ban màu đỏ tím sẫm.
- Gây nên viêm màng não: các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu gây nên là nhức đầu và cổ sẽ bị cứng, xuất hiện đột ngột các cơn sốt, buồn nôn, mệt mỏi. Đối với những trẻ sơ sinh thì sẽ có những biểu hiện như tay chân chậm hoạt động hoặc không thể hoạt động, kém ăn, dễ khóc quấy, dễ kích thích, nôn mửa khi ăn
Cách điều trị viêm não mô cầu
- Khi có biểu hiện nghi ngờ viêm não mô cầu thì bệnh nhân cần được cách ly để tránh lây bệnh cho người khác. Khi đó hãy nhập viện ngay để bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị và cho sử dụng thuốc. Lúc này phương pháp sử dụng kháng sinh sẽ giúp ích rất nhiều vì có thể gây giảm tỉ lệ tử vong. Nhưng sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ.
- Penicillin G, Cephalosporin thế hệ III (Ceftriaxone, Cefotaxime) là một kháng sinh đặc hiệu hiện nay, sẽ dùng để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch nhiều lần trong ngày. Nếu như cơ thể bị dị ứng với Penicillin G thì nên chuyển qua dùng Chloramphenicol để thay thế. Thời gian điều trị hồi phục sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân.
- Bên cạnh đó khi phát hiện người bệnh có triệu chứng bị sốc thì nên thông báo cho bác sĩ rõ tình trạng để bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ tuần hoàn hô hấp, dịch điện giải cần được điều chỉnh cân bằng. Nên để các biện pháp điều trị hỗ trợ đi kèm như: chế độ dinh dưỡng, luôn kèm hạ sốt, chống co giật, vệ sinh thân thể kỹ để phòng loét,…
Cách phòng ngừa viêm não mô cầu
Để phòng bệnh viêm não mô cầu ở cả người lớn và trẻ em thì bộ y tế hướng dẫn như sau:
- Đối với những vùng địa phương có dịch bệnh thì nên tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để người dân tìm hiểu và phát hiện sớm được bệnh, sau đó sẽ cách ly những người bệnh và tuyên truyền mọi người hợp tác với cán bộ y tế để phòng tránh dịch.
- Xung quanh môi trường sống nên giữ gìn vệ sinh thật kỹ, ở các nhà trẻ, lớp học nên sạch sẽ và thông thoáng có đủ ánh sáng nhất định.
- Ở những ổ dịch cũ phải nâng cao giám sát và theo dõi để có thể phát hiện được các trường hợp viêm não mô cầu, sốt để có thể kịp thời chữa trị.
- Đối với các bệnh nhân đang mang bệnh viêm não mô cầu nên điều trị triệt để tại nơi điều trị để tránh tiếp xúc và lây truyền cho những người chưa bị mắc bệnh.
- Đối với những người tiếp xúc với những bệnh nhân đang mắc viêm não mô cầu thì nên có phương án điều trị dự phòng để phòng tránh lây nhiễm và điều trị muộn.
- Viêm não mô cầu nhóm A thường gặp ở Việt Nam thì chưa có vacxin chính vì thế nên áp dụng những biện pháp giám sát dịch tễ học để phòng tránh bệnh.
- Tìm hiểu kỹ bệnh những thông tin phòng tránh về viêm não mô cầu.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Nếu có vấn đề gì về não bộ hoặc đang nghi ngờ mắc viêm não mô cầu nên liên hệ ngay cho Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu. Tại đây các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Bên cạnh đó với chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu sẽ tận tâm tư vấn và thăm khám cho bạn. Thiết bị y tế hiện đại giúp cho công tác khám trở nên nhanh chóng và chuẩn xác.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu