Ung thư xương hiện nay rất hiếm gặp trong các loại ung thư. Tuy nhiên cũng không thể lơ là và chủ quan. Đối với các trẻ vị thành niên rất dễ bị ung thư xương do di truyền hoặc biến đổi gen. Sau đây là bài viết giúp bạn hiểu được Ung thư xương và nguyên nhân gây ung thư xương.
Nội dung bài viết
Xương có chức năng gì
Xương thuộc dạng rắn là một bộ phận giúp bảo vệ và hỗ trợ các cơ quan mềm khác trong cơ thể. Xương giúp cơ thể sản sinh thêm các tế bào bạch cầu và hồng cầu, giúp cơ thể chuyển động được và dự trữ chất khoáng. Cơ thể của chúng ta khi sinh ra có 270 khúc xương. Khi lớn lên thì các xương sẽ liên kết với nhau giúp cơ thể cứng cáp hơn lúc này còn 206 khúc xương khác nhau chưa kể đến một số xương lớn và xương vùng nhỏ. Quá trình các xương liên kết với nhau sẽ là quá trình phát triển của con người. Xương được cấu tạo chính từ xương xốp, tủy, màng xương.
Có các chức năng khác nhau như:
- Chức năng chuyển động: Nhờ điểm kết nối các xương và cơ với nhau giúp cho cơ thể chuyển động và cứng cáp hơn
- Chức năng nâng đỡ: Xương sẽ tạo thành một bộ khung giúp gắn kết các mô và cơ
- Chức năng bảo vệ: Xương lồng ngực và xương sọ sẽ bảo vệ các cơ quan bên trong tránh những va chạm tổn thương.
- Chức năng lưu trữ các khoáng: Xương còn được gọi là một kho lưu trữ photpho, canxi và các chất khoáng cần thiết trong cơ thể
- Các tế bào máu được sản sinh: Bên trong khoang đối với một số loại xương nhất định sẽ sản xuất ra các tế bào máu ở tủy đó
- Dự trữ năng lượng: Các tế bào mỡ của tủy hoạt động như cung cấp năng lượng vì nơi đây dự trữ các lipid như chất béo được dự trữ
Ung thư xương là gì
Ung thư xương là một căn bệnh xảy ra khi có một hay nhiều khối u bất thường hình thành ở trong xương. Có 3 loại tế bào tạo thành ung thư: tế bào tạo sụn, tế bào xương và tế bào liên kết của mô xương. Đối với u ác tính xuất hiện trong xương là một loại ung thư và lúc này các tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh mẽ và xâm lấn sang các bộ phận khác.
Đối với ung thư xương thì các khối u có thể bắt đầu từ bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Các dấu hiệu thường phát hiện ở các xương như xương đùi, xương cánh tay, xương chậu,.. Có thể nói ung thư xương thường rất hiếm gặp trong các loại ung thư. Bệnh phát triển từ từ và thường các triệu chứng không rõ ràng nên thường các bệnh nhân thường phát hiện ở giai đoạn cuối. Đây là căn bệnh gặp nhiều ở trẻ em và các thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây nên ung thư xương
Yếu tố ung thư xương nguyên phát sẽ gồm những nguyên nhân sau đây:
- Bệnh paget xương: Do việc rối loạn tạo xương và tủy xương gây nên tình trạng hình thành tổ chức các cấu trúc xương bất thường
- Do di truyền: Đối với các bệnh nhân bị ung thư xương nhưng không tìm ra nguyên nhân có thể là trong gia đình có người thân đã mắc bệnh ung thư xương nên sẽ bị di truyền.
- Có tiền sử nhiễm chất phóng xạ, hóa chất
- Các bức xạ ion hóa: Khi cơ thể tiếp xúc quá nhiều với các tia ion hóa trong việc xạ trị sẽ dẫn đến sự biến đổi của các tế bào gây nên tình trạng ung thư xương.
- Do chấn thương: Khi va chạm mạnh hoặc do ảnh hưởng bởi những tác động trong một thời gian dài cũng sẽ gây ra quá trình bị ung thư xương
- Yếu tố thứ phát bao gồm: Các tế bào ung thư di căn từ nơi khác sang xương
Ung thư xương có dấu hiệu như thế nào
Ung thư xương nằm trong giai đoạn đầu:
Các triệu chứng khó nhận ra, mơ hồ không rõ ràng:
- Triệu chứng đầu tiên đối với ung thư xương đó là đau nhức xương: Đây là các triệu chứng thường gặp hầu hết ở các bệnh nhân mắc ung thư xương. Sẽ đau nhiều khi vận động mạnh và đau nhiều về đêm
- Đối với các vùng bị đau khi sờ vào sẽ dễ dàng nhận ra có các khối u to tại đó
- Đối với chỗ bị đau vùng da chỗ đó sẽ ấm, nóng hơn so với các vùng khác: Xuất hiện nhiều các mạch máu tím xanh trên da
Khi qua giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư xương:
- Xuất hiện các cơn sốt nhẹ, sụt cân không rõ nguyên do, dấu hiệu mệt mỏi và đau nhức liên tục
- Cảm nhận được xương yếu đi rõ rệt và các cơn đau tăng dần. Đau liên tục và khi dùng thuốc giảm đau cũng không thể thuyên giảm
- Các vị trí khối u có thể sưng to lên
- Gãy xương nhưng không phải do chấn thương.
Các loại ung thư xương
Ung thư xương nguyên phát
Các khối u ác tính sẽ hình thành trực tiếp trong các đoạn xương hoặc các mô xung quanh như sụn . Đây là loại ung thư xương nghiêm trọng nhất. Bệnh lý ung thư xương thường hiếm gặp chiếm khoảng 1%-2% trong các loại ung thư. Những khối u sẽ thường phát hiện ở xương tay xương chậu hoặc xương chân.
Ung thư thứ phát
Hay còn gọi là ung thư di căn. Là khi ung thư ở các bộ phận khác phát triển và di căn qua xương gọi là ung thư xương thứ phát. Ung thư xương thứ phát gặp nhiều hơn là ung thư xương nguyên phát.
Các loại ung thư xương thứ phát hay gặp:
- Multiple Myeloma (Ung thư xương đa u tủy)
- Osteogenic Sarcoma (Sarcoma xương )
- Chondrosarcoma (Sarcoma sụn )
Điều trị ung thư xương thế nào
- Đối với căn bệnh ung thư xương thì nên tầm soát sớm để không phải di căn qua các cơ quan khác và kịp thời chữa trị.
- Nên đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể theo dõi bệnh tình một cách sát nhất và để hướng điều trị hiệu quả nhất.
- Nên giữ tinh thần không nên rầu rĩ kéo dài vì khi lạc quan và bình tĩnh sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.
- Chụp x-quang để xác định được việc tổn thương và sự xâm lấn của phần mềm.
- Làm theo các chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ để có quá trình điều trị hiệu quả. Đối với tình trạng của mỗi bệnh nhân thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện hoặc không cần nhập viện.
- Thực hiện đầy đủ chế độ ăn uống. Một bữa ăn đầy dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Nạp thêm chất canxi để bổ sung cho xương.
- Tránh các hóa chất độc hại và tia uv của ánh mặt trời vì các chất đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc hồi phục.
- Sẽ phải cắt bỏ đoạn xương nếu như bác sĩ yêu cầu và nếu khối u xương ảnh hưởng đến các mạch máu quá nhiều sẽ phải xem xét để cắt bỏ để không ảnh hưởng.
- Phối hợp với việc điều trị hóa trị: Hóa trị sẽ ngăn cản và tiêu diệt các tế bào ung thư và có nhiều trường hợp có thể phá hủy đến 80% khối u ác tính. Trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ cho hóa trị để giảm khối u cũng như kìm lại sự phát triển của tế bào ung thư. Để có thể giữ được các chi một cách tối ưu nhất. Theo như nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hóa trị của ung thư xương sống sau 5 năm có thể lên đến 50%
Ung thư xương có nguy hiểm không
U xương ác tính hay được gọi là ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm trong bệnh lý về xương khớp. Tuy bệnh không có biến chứng như ung thư não nhưng khả năng di căn rất cao khoảng 4 lần so với các ung thư khác. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến xương khớp gây cho người bệnh mất tứ chi làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Chính vì thế việc hiểu và xác định được chính xác bệnh giúp việc chữa trị bệnh và làm cho quá trình điều trị có thể thuận lợi hơn. Theo như nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ cho ra kết quả nhiều tình trạng ung thư xương có khả năng di truyền rất cao hoặc có thể bị gián tiếp từ một loại bệnh nào đó. Nếu trong có thành viên trong gia đình mắc phải ung thư xương thì các thành viên khác cũng nên đi tầm soát ung thư định kỳ và theo dõi về bản thân mình.
Cách phòng ngừa ung thư xương
- Hiện tại bây giờ phương pháp phòng ngừa ung thư xương đặc hiệu thì chưa có nên vì thế phải rất kỹ trong việc chăm xương, cho xương chắc khỏe và hạn chế tối đa việc ung thư cũng như để không bị ung thư di căn qua xương
- Tạo chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đầy đủ rau, trái cây, các vitamin, canxi cho xương chắc khỏe. Nên hạn chế tối đa đồ ăn dầu mỡ, chất béo,..
- Thường xuyên dành ra khoảng 15-30′ mỗi ngày để tập thể dục thể thao
- Tránh tiếp xúc với các tia phóng xạ và các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến cơ thể
- Nếu trong gia đình có thành viên bị mắc ung thư xương thì các thành viên còn lại nên đi tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời
Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Nhân Hậu
Các dấu hiệu bất thường ở xương nên chú ý và nên cẩn thận. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường nào của xương thì nên đi thăm khám và kiểm tra để có thể điều trị kịp thời. Chúng ta nên cẩn thận với những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu sẽ giúp bạn trong các vấn đề bệnh bạn đang gặp phải.
Các y bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật cao kết hợp với các thiết bị y tế sẽ đưa ra kết quả chính xác hơn và nhanh chóng hơn. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu luôn chào đón quý bệnh nhân một cách ân cần và chu đáo
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu