Tắc đường ruột là do những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này

Ruột là một bộ phận của cơ thể sẽ có nhiệm vụ là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng và để đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tắc đường ruột là một triệu chứng của sự ngưng hoạt động lưu thông các chất có bên trong lòng ruột.

Ruột có chức năng gì

Ruột là một bộ phận của cơ thể sẽ có nhiệm vụ là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng và để đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ruột sẽ chia làm hai phần là ruột non và ruột già.

Ruột non và ruột già là một phần nối giữa hậu môn và dạ dày với nhau sẽ nằm gọn trong khoang bụng. Tuy nhiên chiều dài của chúng có thể lên đến 7m tùy theo cách đo đạt. Hình dáng chung của ruột non và ruột già được miêu tả là một cấu trúc dạng ống

Ruột có chức năng gì
Ruột có chức năng gì

Chức năng của ruột non:

  • Ruột non sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nhờ diện tích tiếp xúc lớn cùng với cấu trúc đặc biệt của niêm mạc ruột thì nơi đây chính là diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn chính cho cơ thể.
  • Ở ruột non thức ăn sẽ được nhào trộn với nhau với những dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Những vận động của thành ruột non sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình tiêu hóa. 
  • Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, protein, lipid và glucid thì tiêu hóa những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thụ được là các axit amin, axit béo,… Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua ruột non sẽ di chuyển theo đường tĩnh mạch về gan sau đó theo đường tĩnh mạch chi dưới về tim

Chức năng của ruột già:

  • Ở ruột già sẽ không chứa các enzim tiêu hóa mà chứa những chất nhầy làm trơn giúp cho phân có thể di chuyển và dễ dàng đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó sẽ giúp bảo vệ niêm mạc ruột già, tiết nhiều hơn khi tổn thương hoặc bị viêm.
  • Có một số chức dinh dưỡng khi di chuyển xuống ruột già thì mới có thể chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Đa phần trong ruột già sẽ có nhiều loại vi khuẩn như enterobacter aerogenes, escherichia coli,…. Các loại vi khuẩn này sẽ có nhiệm vụ tổng hợp một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B, B6, B1,K, axít folic,….

Tắc đường ruột là gì?

Tắc đường ruột là một triệu chứng của sự ngưng hoạt động lưu thông các chất có bên trong lòng ruột. Sự tắc đường ruột có thể là bán phần hoặc toàn phần và điều này sẽ khiến thức ăn và nước uống khi được đưa vào cơ thể bị nghẹn lại không di chuyển được. Tắc đường ruột sẽ chia làm hai nhóm chính:

Tắc đường ruột cơ năng hay còn gọi là liệt ruột là khi có những tổn thương các hệ thần kinh cơ dẫn đến suy giảm đáng kể hay mất nhu động ruột mặc dù lồng ruột vẫn còn thông suốt.

Tắc đường ruột là gì
Tắc đường ruột là gì

Tắc đường ruột cơ học là một trong những yếu tố cản trở cơ học từ trong lồng ruột, Trên thành ruột, ngoài tác động lên thành ruột làm nên sự cản trở lưu thông các chất chứa bên trong lồng ruột.

Khi hiện tượng tắc ruột xảy ra, các thức ăn nước uống cùng với hơi và axit dạ dày sẽ tích tụ từ phía thượng nguồn của vị trí tắc nghẽn. Và khi áp lực trong lồng ống tiêu hóa ngày một càng tăng thì ruột của bạn sẽ có thể dẫn đến trường hợp xấu nhất là bị vỡ, rò rỉ các sản phẩm tiêu hóa trong ruột ra làm cho các vi khuẩn đi kèm vào ổ bụng. Đây là một tình trạng cấp cứu được gọi là viêm phúc mạc và điều này sẽ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc đường ruột

Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc đường ruột
Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc đường ruột

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tắc đường ruột và những nguyên nhân đó mà bạn cần nên lưu ý như sau:

  • Có thể là do giun đũa kết dính lại gây nên tắc đường ruột: tình trạng này thường sẽ gặp đối với trẻ em hoặc những người có thói quen ăn sống, uống nước chưa đun sôi,…
  • Bên cạnh đó người bệnh còn có thể bị tắc đường ruột do khối bả thức ăn và việc này sẽ thường gặp ở người già, những người đã bị cắt dạ dày, suy tủy hoặc sỏi túi mật
  • Có thể là do các khối ung thư hình thành ở ruột non và đại tràng hoặc những khối ung thư lành tính của thành ruột non với kích thước lớn nhỏ khác nhau gây nên tắc đường ruột
  • Đường ruột bị hẹp do viêm nhiễm hoặc lồng ruột
  • Có thể là do dây chằng và dính các quai ruột, chiếm đến 80% do người bệnh đã từng phẫu thuật ổ bụng, phần còn lại sẽ là do đa chấn thương hoặc nhiễm trùng, viêm nhiễm, có thể là do bẩm sinh hình thành
  • Bị tắc ruột do bị liệt ruột: Đây là một trong những nguyên nhân cũng nên lưu ý vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tắc đường ruột. Đây còn được gọi là tắc ruột cơ năng, người bệnh bị liệt ruột sẽ phản xạ trong chấn thương cuộc sống hoặc do bị viêm phúc mạc, dịch thủng dạ dày, thiếu máu cấp và huyết khối tĩnh mạch mạc treo cũng là nguyên nhân làm nên liệt nhu động ở ruột
  • Do rối loạn chuyển hóa
  • Cũng có thể là do sử dụng thuốc
  • Đối với những bệnh như đái tháo đường, xơ cứng bì, rối loạn chuyển hóa porfirin cũng sẽ gây nên tổn thương ruột và gây tắc đường ruột
  • Điện giải bị mất cân bằng, đặc biệt đối với các chất như Kali và canxi
  • Có một số chấn thương về đường ruột hoặc những chấn thương trong quá khứ về đường ruột
  • Đã từng thực hiện chiếu xạ trị ở vùng gần bụng
  • Do bệnh động mạch ngoại biên
  • Cũng liên quan đến vấn đề về cân nặng là sụt cân quá nhanh
  • Nhiễm khuẩn đường huyết
  • Viêm túi thừa
  • Di truyền do gia đình có người từng bị về đường ruột

Những dấu hiệu của tắc đường ruột

Những dấu hiệu của tắc đường ruột
Những dấu hiệu của tắc đường ruột

Đối với tắc đường ruột thì sau đây là một số những triệu chứng dễ phát hiện mà bạn cần lưu ý:

  • Bụng sẽ có dấu hiệu bị đau và chướng bụng: đau bụng là một trong những dấu hiệu được cảnh báo tắc đường ruột, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau từng cơn, quặn thắt, sau đó đột ngột và dữ dội rồi dần giảm, khoảng từ hai đến ba phút sau thì sẽ xuất hiện một cơn đau tiếp theo, ban đầu những cơn đau bụng ở người bệnh tắc đường ruột thì chỉ ở mỗi vùng bụng và sau đó sẽ lan tỏa ra toàn khu vực bụng.
  • Liên tục buồn nôn, nôn ói xảy ra liên tục: Đây là một trong những triệu chứng rất thường gặp đối với bệnh nhân tắc đường ruột và hầu như triệu chứng này sẽ xuất hiện ở đa số bệnh nhân tắc đường ruột, có người sẽ không bị nôn mà liên tục có cảm giác buồn nôn. Nếu như xuất hiện tình trạng nôn thì sẽ kèm theo những cơn đau, người bệnh sẽ nôn ra những thức ăn rồi sau đó sẽ nôn ra những dịch mật, dịch tiêu hóa,…
  • Bí trung đại tiện: bí trung đại tiện là một trong những dấu hiệu của tắc đường ruột. Đây là một trong những triệu chứng rất quan trọng giúp cho người bệnh cảm nhận rõ được hoàn toàn các chất trong lòng ruột của người bệnh. Tuy nhiên dấu hiệu bí trung đại tiện sẽ có thể xảy ra khá muộn bởi ở thời gian đầu bị tắc đường ruột thì ruột sẽ vẫn còn co bóp và đẩy hơi, phân ở chỗ bị tắc trào ra ngoài. Và đến khi hơi và các chất ở bên trên chỗ bị tắc không thể lưu thông được nữa thì bệnh nhân sẽ có triệu chứng bí trung đại tiện
  • Bụng căng tròn và gõ nghe tiếng vang: Đối với bệnh nhân bị hội chứng tắc ruột mà cơ thể gầy đi thì thành bụng sẽ mỏng và sờ vào thì sẽ thấy quai ruột nổi thằng lên ở thành bụng. Khi chiếu ánh sáng vào bụng thì có thể thấy sống nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển như rắn bò dưới da bụng. Dấu hiệu tắc đường ruột lúc này còn được gọi là hiện tượng rắn bò thường gặp trong tình trạng tắc ruột cơ học.

Biến chứng của tắc đường ruột

Biến chứng của tắc đường ruột
Biến chứng của tắc đường ruột

Sau đây là những biến chứng của tắc đường ruột nếu như không được điều trị:

  • Nếu như tắc đường ruột để quá lâu sẽ gây nên biến chứng nhiễm trùng máu
  • Bên cạnh đó sẽ gây nên giảm thể tích, nhiễm trùng, nhiễm độc ở cơ thể
  • Gây hiện tượng suy hô hấp, suy thận, suy tuần hoàn hoặc suy đa cơ quan
  • Sẽ xuất hiện tình trạng ruột bị ngắn sau khi cắt đoạn dài ruột non do xoắn ruột
  • Có thể xuất hiện tình trạng thủng ruột gây viêm phúc mạc hoặc nặng hơn là hoại tử ruột

Cách điều trị tắc đường ruột

Cách điều trị tắc đường ruột
Cách điều trị tắc đường ruột

Đối với tắc đường ruột thì sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau tùy theo những nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng của mỗi bệnh nhân.  Đôi khi tình trạng tắc đường ruột chỉ cần thay đổi một số lưu ý về chế độ ăn uống, sử dụng thuốc chứ không cần phẫu thuật.

Còn đối với một số trường hợp sẽ cần đến phẫu thuật để có thể lưu thông đường ruột. Nhập viện để điều trị và ổn định tình trạng tắc đường ruột. Một quy trình điều trị tắc đường ruột tại bệnh viện sẽ cụ thể như sau:

  • Sẽ thực hiện truyền dịch qua tĩnh mạch ở tay để phòng ngừa mất nước trong cơ thể
  • Đặt ống thông qua đường mũi hoặc dạ dày để hút các không khí và những chất tụ trong đường ruột để giảm bớt tình trạng sưng bụng
  • Truyền một ống thông vào trong bàng quang để lưu dẫn nước tiểu và lấy mẫu xét nghiệm
  • Sử dụng một số thuốc giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng

Sau đây là những điều trị tắc nghẽn cơ học:

  • Đối với những bệnh nhân tắc nghẽn cơ học như dính ruột, lồng ruột, khối u chèn ép thì lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp điều trị cho phù hợp với thể trạng của bệnh nhân để giúp cho đường tiêu hóa trở lại như bình thường
  • Trong các trường hợp tình trạng tắc nghẽn do nhu động ruột giảm vì tác dụng phụ của một số thuốc điều trị hay bị sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng này thêm một đến hai ngày. Tắc đường ruột có thể tự hồi phục về trong một thời gian đó. Thường những thức ăn được cung cấp qua đường mũi hoặc tĩnh mạch để ngăn ngừa suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân
  • Khi tình trạng liệt ruột không thể tự cải thiện thì các bác sĩ sẽ kê một số thuốc tăng cường co bóp, cơ trơn để tăng nhu động ruột. Sẽ rất hiếm hoi khi bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật cắt bỏ một phần của ruột

Phương pháp phẫu thuật:

  • Nếu như các phương pháp điều trị không bị xâm lấn hoặc ít bị xâm lấn không giải quyết được tình trạng tắc đường ruột quá nghiêm trọng thì sẽ phải cần đến phẫu thuật. Bác sĩ điều trị phẫu thuật khi có thể loại bỏ những tác nhân gây quá trình tắc đường ruột ở ống tiêu hóa, chỉnh sửa những đoạn tắc nghẽn đó hoặc có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ một phần đường ruột đã hỏng. Tuy nhiên thế những người bệnh cao tuổi hay ung thư đại tràng sẽ không thể thực hiện được phẫu thuật. Thay vào đó bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp đặt Stent trong lòng ruột để giữ chúng luôn mỡ để có thể lưu thông được các chất qua dễ dàng hơn
  • Đối với một số trường hợp người bệnh phải cắt bỏ toàn bộ phần ruột thì khi đó các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ vòi trứng. Cuối cùng tồn tại ở trong ổ bụng sẽ có một lỗ hở được gọi là hậu môn nhân tạo để cho phân đi thẳng từ đường tiêu hóa vào trong các túi chứa

Nên phòng ngừa tắc đường ruột bằng cách nào

Nên phòng ngừa tắc đường ruột bằng cách nào
Nên phòng ngừa tắc đường ruột bằng cách nào
  • Sau khi điều trị tắc đường ruột thì hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ còn rất yếu ớt và nhạy cảm. Lúc này người bệnh chỉ nên ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hóa, đồ ăn chất lỏng như súp, phở, cháo loãng, nước canh,…
  • Nên sử dụng những thức ăn được hầm nhừ và phải nhai thật kỹ
  • sử dụng nước lọc và nước trái cây đã loại bỏ bã
  • Sử dụng nhiều sữa chua để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ hơn
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và không nên ăn quá no
  • Sử dụng nhiều rau củ có lợi cho đường tiêu hóa như khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải,….
  • Sử dụng nhiều loại trái cây có lợi cho đường ruột như đu đủ, chuối,…
  • Sử dụng những thịt động vật chứ chất xơ như thịt lợn, cá, thịt bò,…
  • Nên uống các loại sữa không chứa lactose

Những lưu ý về việc ăn uống sau điều trị tắc đường ruột:

  • Khi chúng ta sử dụng nhiều thực phẩm có chứa chất tanin thì sẽ rất dễ hình thành khối bả thức ăn, những thực phẩm đó là: ổi, xoài xanh, măng, …. Và rất dễ gây nên tắc đường ruột chính vì thế để phòng tránh tắc đường ruột cần hạn chế những loại thực phẩm này
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ hoặc đồ chế biến sẵn sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu và khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc với cường độ cao để có thể đẩy hết thức ăn ra ngoài
  • Hạn chế các loại thức ăn quá cứng và dài như lòng, sụn, gân,… sẽ tạo thành những thực phẩm bị vón cục và kết dính
  • Không nên sử dụng những loại thức ăn hoặc trái cây có chứa chất nhầy nhất là lúc khi đói hoặc ăn chung những chất đó với đồ ăn chứa nhiều đạm
  • Hạn chế tối đa các loại thịt đỏ
  • Hạn chế những loại rau củ quả sấy khô
  • Không nên uống các loại rượu bia hoặc các chất kích thích
  • Phải nhai thật kỹ
  • Sử dụng nhiều nước mỗi ngày tối thiểu 1,5 đến 2l nước
  • Sử dụng những loại thức ăn nấu chín
  • Nếu ăn rau thì các loại rau đó phải có đổ nhớt dễ hòa tan với nước như đậu bắp, rau đay, mồng tơi,…

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu bị vấn đề gì về đường ruột cần tư vấn hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám về tình trạng mà quý bệnh nhân đang gặp phải. Với các trang thiết bị tân tiến sẽ giúp việc chẩn đoán trở nên chuẩn xác và nhanh chóng.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi
help center Nhân Hậu