Nhiễm trùng đường tiêu hóa và biến chứng nên lưu ý

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ thống bao gồm những cơ quan giữ vai trò như lấy thức ăn, tiêu hóa những thực phẩm khi đưa vào cơ thể sau đó sẽ chuyển hóa thành những năng lượng và chất dinh dưỡng. Nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong những tình trạng tiêu chảy dạng phân, tình trạng này sẽ diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do sự tấn công của các vi sinh vật đặc biệt là những loại vi khuẩn và nấm men xâm nhập vào cơ thể.

Hệ thống tiêu hóa gồm những gì

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ thống bao gồm những cơ quan giữ vai trò như lấy thức ăn, tiêu hóa những thực phẩm khi đưa vào cơ thể sau đó sẽ chuyển hóa thành những năng lượng và chất dinh dưỡng. Bước cuối cùng là sẽ đưa những chất thải không có lợi cho cơ thể ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa này sẽ bao gồm hai bộ phận chính là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ gồm nhiều cơ quan nhưng chúng có thể phối hợp với nhau rất ăn ý và nhịp nhì trong việc tiếp nhận và xử lý thức ăn.

Hệ thống tiêu hóa gồm những gì
Hệ thống tiêu hóa gồm những gì

Hệ tiêu hóa sẽ bao gồm:

  • Miệng
  • Họng
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột non
  • Đại tràng
  • Trực tràng
  • Hậu môn

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong những tình trạng tiêu chảy dạng phân, tình trạng này sẽ diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do sự tấn công của các vi sinh vật đặc biệt là những loại vi khuẩn và nấm men xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó có một số trường hợp hiếm gặp là bị nhiễm trùng đường tiêu hóa do sự xâm nhập và gây tổn thương của các loại ký sinh trùng gây nên. Những triệu chứng này của người bệnh thường sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu nếu chúng ta không để ý và quá coi thường việc này hoặc không theo dõi và điều trị thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh thì bệnh sẽ tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì

Theo như những thống kê trên thế giới những người dân ở các nước đang và chậm phát triển thì sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao vì nguyên nhân là do chất lượng cuộc sống còn thấp chưa thực sự được quan tâm và chưa được kỹ trong các khâu vệ sinh thực phẩm về đồ ăn đồ uống. Đặc biệt đối với người già và trẻ em có những hệ miễn dịch yếu cũng là một trong những đối tượng khá dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm trùng đường tiêu hóa do cụ thể một số lượng sinh vật sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và tấn công vào hệ tiêu hóa gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa:

Vi khuẩn:

  • Vi khuẩn E. coli: Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, hoặc lây lan từ người sang người. Khi xâm nhập vào cơ thể, E. coli sẽ tiết ra độc tố gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu.
  • Vi khuẩn Salmonella: Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong thịt gia cầm chưa nấu chín, trứng sống hoặc nước chưa được đun sôi. Salmonella cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc bề mặt bị ô nhiễm.

Virus:

  • Norovirus: Virus này thường xuất hiện trong thực phẩm bị ô nhiễm hoặc ôi thiu, và có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Rotavirus: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em. Rotavirus dễ lây lan trong cộng đồng qua tiếp xúc với người bệnh hoặc bề mặt bị ô nhiễm. Bệnh có thể gây ra tiêu chảy cấp nghiêm trọng, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong do mất nước ở trẻ em.
Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa
Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá sẽ được sinh ra bởi ký sinh trùng và các nấm men:

Ký sinh trùng:

  • Nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium: Loại ký sinh trùng này có thể ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, làm suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
  • Nhiễm ký sinh trùng Giardia: Loại ký sinh trùng này thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, với tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam lên đến 15%.

Nguồn nước bị ô nhiễm:

  • Việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ sông, suối, ao hồ chưa được xử lý là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa. Để hạn chế nguy cơ này, cần sử dụng nguồn nước rõ ràng và đảm bảo uống nước đã được đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.

Vệ sinh kém:

  • Vệ sinh kém là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây ra nhiễm trùng. Do đó, cần vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng và dung dịch diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa bao gồm:

  • Ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc ôi thiu
  • Tiếp xúc với người bệnh
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Có hệ miễn dịch yếu

Những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa
Những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân đang nhiễm trùng đường tiêu hóa:

Đau bụng:

  • Đau quặn quanh rốn hoặc dưới bụng dưới: Người bệnh sẽ thường xuất hiện cơn đau quanh rốn, một số cảm giác đau dưới bụng dưới.
  • Cơn đau kéo dài 3-5 phút, liên tục, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu: Tình trạng này gây nên mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh và không thể làm việc và sinh hoạt bình thường.
  • Do tổn thương ruột, đại tràng hoặc hậu môn do vi khuẩn tấn công.
  • Một số trường hợp sẽ bị tổn thương vùng hậu môn nếu tiêu chảy liên tục

Tiêu chảy:

  • Phân lỏng, nát hoặc táo bón.
  • Phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo (nhiễm tả) hoặc có nhầy máu: khi nhiễm vi khuẩn tả hoặc đi phân nhầy nhất và có lẫn máu trong đó.

Buồn nôn và nôn:

  • Do độc tố trong đường tiêu hóa kích thích: những độc tố trong đó sẽ gây kích thích đường tiêu hóa gây nên hiện tượng nôn ói.
  • Nôn giúp loại bỏ độc tố nhưng có thể dẫn đến mất nước hoặc rách thực quản.
  • Tuy nhiên việc nôn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước hoặc gây nên rách thực quản và gây hiện tượng nôn ra máu

Chán ăn:

  • Do đau bụng, đi ngoài, nôn ói
  • Mất cảm giác ngon miệng.

Nhiễm trùng xoang mũi, ho:

  • Do vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng có thể di chuyển đến các bộ phận khác như xoang mũi và đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho.

Đau nhức cơ:

  • Thường gặp trong trường hợp nhiễm siêu vi, không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn gây ra triệu chứng đau nhức cơ bắp.

Sốt nhẹ hoặc cao, lạnh kéo dài:

  • Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại vi khuẩn.
  • Sốt nhẹ thường gặp, nhưng sốt cao và lạnh kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm độc do vi khuẩn, cần được điều trị y tế kịp thời.

Chướng bụng, đầy hơi:

  • Do sự tích tụ khí và dịch trong đường tiêu hóa, gây ra cảm giác khó chịu, chướng bụng: Khi tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa của người bệnh trở nên ngày càng nặng dấu hiệu đau vẫn sẽ xuất hiện càng nhiều thì bụng sẽ có dấu hiệu phình to và chướng lên

Co thắt bụng:

  • Cơn đau bụng dữ dội, co thắt từng đợt, kéo dài 3-4 phút, có thể do nhu động ruột tăng cao để đẩy chất độc ra ngoài.
  • Tình trạng này sẽ nặng hơn nếu không được điều trị.

Khó ngủ:

  • Do các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,… khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ.

Ký sinh trùng cư trú trong ruột:

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập và cư trú trong ruột, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng.

Nhức đầu:

  • Do mất nước, rối loạn điện giải, hoặc do các chất độc tố trong cơ thể.

Nóng ran trong người:

  • Do phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy nóng ran, khó chịu.

Những biến chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Những biến chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa
Những biến chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau đây là một số những biến chứng ở nhiễm trùng đường ruột nếu không điều trị sẽ gây nên những tình trạng sau đây:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Do ký sinh trùng cư trú trong thành ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng.
  • Xuất huyết đường ruột: Gây mất máu cấp và nhiễm trùng nặng. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Loét và viêm đại trực tràng: Gây đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra máu, sụt cân, mệt mỏi.
  • Hoại tử ruột: Do nhiễm trùng nặng, dẫn đến phần ruột bị hoại tử và phải cắt bỏ.
  • Mất nước và rối loạn điện giải: Do tiêu chảy nặng, nôn ói. Biến chứng này có thể dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.
  • Suy dinh dưỡng: Do tiêu chảy và nôn ói liên tục, cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng.
  • Tụt huyết áp, giãn tĩnh mạch và sốc nhiễm trùng: Do mất máu, mất nước và nhiễm trùng.
  • Yếu liệt: khi nhiễm độc tố của những vi khuẩn gây bệnh uốn ván thì sẽ hình thành nên biến chứng này
  • Xuất hiện những cơn co giật: thường gặp trong những tình trạng nhiễm lị trực tràng, các cơn co giật do sốt cao ở trẻ em

Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào

Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào
Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào

Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhiễm trùng do virus: Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu hỗ trợ triệu chứng.
  • Nhiễm trùng do ký sinh trùng: Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi sức khỏe.
  • Uống nhiều nước: Bù nước và điện giải đã mất do tiêu chảy và nôn mửa.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn sống, thức ăn chưa được nấu chín kỹ.
  • Bổ sung men vi sinh: Giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Lưu ý:

  • Tránh xa những thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng: Có thể chứa vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin, nước điện giải hoặc trái cây: Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng sau:
    • Tiêu chảy ra máu
    • Sốt cao
    • Nôn mửa liên tục
    • Đau bụng dữ dội
    • Mất nước

Đối với một số trường hợp:

  • Có thể đi ngoài ra phân lại sau khi đào thải toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể: Do rối loạn khuẩn hệ đường ruột.
  • Cần điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Không tự ý sử dụng thuốc.
  • Tránh sử dụng thuốc làm mềm phân, thuốc gây tiểu nhiều: Có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa
Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa

Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa hiệu quả, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

1. Chế độ ăn uống:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, củ, trái cây, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm.
  • Ăn khoai lang thường xuyên để tăng cường nhu động ruột và thúc đẩy tiêu hóa.
  • Ăn đu đủ chín để phân giải protein và loại bỏ khí trong ruột.
  • Ăn thịt gà, thịt bò, thịt heo nạc với lượng vừa đủ.
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật, thay thế bằng dầu thực vật.
  • Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Ăn các loại tinh bột dễ tiêu hóa như bánh mì trắng, bánh quy không nhân, bột yến mạch, ngũ cốc.

2. Vệ sinh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch trái cây và rau quả trước khi ăn.
  • Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, cá và hải sản.
  • Tránh ăn thức ăn đường phố và thức ăn chưa được nấu chín.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

3. Sử dụng nước an toàn:

  • Uống nước đun sôi hoặc nước lọc.
  • Tránh uống nước lã hoặc nước từ nguồn không đảm bảo.

4. Tránh tiếp xúc với người bệnh:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

5. Tăng cường sức đề kháng:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giảm căng thẳng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ.

6. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hiệu quả.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Những vấn đề về đường tiêu hóa nếu như bạn thắc mắc về bệnh hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu. Tại đây các y bác sĩ sẽ thăm khám cho quý bệnh nhân về những vấn đề mà bệnh nhân gặp phải. Với phường châm “ Đến niềm nở, Ở tận tình, Về dặn dò chu đáo”

Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524 Nguyễn Chí Thanh phường 7 quận 10

Thời gian làm việc: T2-T7 (6h00-18h00), CN (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi