Đau nhức xương khớp nên làm thế nào để thuyên giảm

Xương là một trong các cơ quan đóng vai trò khá là quan trọng đối với cơ thể của người. Đau nhức xương khớp là một trong những bệnh lý xuất hiện nhiều đối với những người lớn tuổi. Gây nên khá nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Xương đóng vai trò gì

Xương là một trong các cơ quan đóng vai trò khá là quan trọng đối với cơ thể của người. Xương đóng rất nhiều chức năng như là bảo vệ và hỗ trợ cho tim, não cũng như là sẽ giữ an toàn trong các bộ phận khác trong cơ thể.

Xương đóng vai trò gì
Xương đóng vai trò gì

Hơn thế nữa xương của cơ thể người còn sẽ giữ chức năng sinh sản ra những tế bào như bạch cầu và hồng cầu, dự trữ một số chất khoáng cần thiết và để giúp duy trì năng lượng vận động. Đối với cơ thể của người khỏe mạnh thì sẽ có khoảng 270 chiếc xương và trong quá trình phát triển của con người thì các xương đó sẽ có xu hướng liên kết lại với nhau.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây nên đau nhức xương khớp thì có rất nhiều, sẽ tùy thuộc vào những tính chất cơn đau và từng nguyên nhân cơn đau khác nhau, những phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Hầu như các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp là vô hạn. Tuy nhiên sẽ có một số cơn đau kéo dài gây nên các vấn đề về xương khớp lâu dài:

  • Thoái hóa khớp: đây là một trong những bệnh lý mãn tính về xương khớp gây nên đau nhức xương khớp hàng đầu. Bệnh này thường gặp ở những đối tượng trên 40 tuổi, đặc biệt là đối với các người lớn tuổi trên 60 tuổi. Thoái hóa khớp gây ra tình trạng suy yếu của xương khớp và làm giảm các dịch nhầy tại xương khớp gây nên viêm màng hoạt dịch khớp. Việc này sẽ khiến về hoạt động và cử động của xương khớp trở nên khó khăn và gây đau hoặc cứng khớp. Đa phần các khớp trong cơ thể đều sẽ có nguy cơ bị thoái hóa, nhất là thoái hoá khớp gối, khớp háng, khớp các ngón tay và ngón chân, hoặc thoái hóa đốt sống lưng vai, cổ chân…
  • Do các chấn thương gây ra: thường sau khi bị chấn thương nếu liên quan đến khớp thì sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp.
  • Gãy xương: đây là tình trạng xương bị gãy sẽ gây ra chảy máu, co các cơ đi kèm, tình trạng này gây ra việc chảy máu vào các khớp lân cận sẽ gây nên đau nhức xương khớp.
  • Bị trật khớp: đây là tình trạng không tránh khỏi trong việc vận động thể thao hoặc do lao động sai tư thế gây nên việc trật khớp. Việc chấn thương này có thể tái diễn nhiều lần và gây nên đau khớp. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây nên tổn thương đến dây chằng và sẽ dẫn đến tình trạng không thể phục hồi được.
  • Đau nhức xương khớp do viêm khớp bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp: sẽ có đến 70% người bệnh đau nhức xương khớp do trở thời tiết chuyển lạnh. Bệnh viêm khớp dạng thấp này sẽ khiến người bệnh đơ cứng, đau nhức xương khớp, đặc biệt là sẽ đau ở bàn tay và cổ tay. Bệnh sẽ gây ra rất nhiều khó khăn khi vận động và đi lại thậm chí là sẽ có người ngủ không ngon do thời tiết thay đổi
  • Lupus ban đỏ: Đây là một căn bệnh có hệ thống, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ tác động mạnh nhất đến những cơ quan không chỉ gây rụng tóc và còn sẽ gây sốt nhẹ, gây yếu và gây nên các cơn đau nhức ở xương.
  • Viêm cột sống dính khớp: đây là một căn bệnh mãn tính với những dấu hiệu đau ở cột sống và khớp,. Những tổn thương thường gặp là sẽ có dạng viêm khớp cùng chậu hai bên. Ở những giai đoạn sẽ có thể dính vào một phần hoặc toàn phần khớp cùng chậu hai bên. Một số trường hợp có thể đau lan xuống ở khớp gối và khớp cổ tay.
  • Do thiếu vitamin D: Một trong những dưỡng chất giúp cho hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe đó là vitamin D. Nếu như thiếu vitamin D thì sẽ có những dấu hiệu như nhức khớp, mỏi khớp, cơn đau sẽ kéo dài ở một số từ xương khác kèm theo triệu chứng mệt mỏi.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh: Đối với phụ nữ thì mãn kinh thì sẽ dễ gây ra các triệu chứng mỏi khớp nhức khớp. Do thay đổi các yếu tố dẫn đến nguyên nhân gây các bệnh lý xương khớp.
  • Do di truyền: đối với một số người bệnh có người nhà bị đau nhức xương khớp di truyền thì có thể người đó cũng sẽ bị đau nhức xương khớp do di truyền gây nên.
  • Do nhiễm khuẩn: vi trùng và vi khuẩn sẽ từ một bộ phận nào đó bị tổn thương ở cơ thể sẽ theo đường máu xâm nhập vào các khớp gây nên viêm nhiễm và sưng tấy các khớp.
  • Tính chất cân nặng: đối với những người có nguy cơ bị béo phì sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp bởi vì đầu gối, cột sống, xương hông,… những bộ phận này sẽ có cơ chế chống đỡ cơ thể nên nếu cơ thể trong tình trạng béo phì sẽ gây nên đau nhức các khớp đó.
  • Do tính chất công việc: đối với những người làm công việc nặng nhọc phải mang vác các vật nặng hoặc những nhân viên văn phòng phải ngồi một chỗ để sử dụng máy tính làm việc liên tục trong nhiều giờ không thể đứng lên di chuyển sẽ dễ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Do thói quen sinh hoạt và vận động: đối với những người lười vận động hoặc vận động không đúng tư thế gây nên phản tác dụng và đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó những thói quen như sử dụng đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có ga quá nhiều sẽ ngầm hủy hoại những tế bào xương dưới sụn và sụn sẽ khiến các khớp sẽ bị đau nhức.

Những dấu hiệu gây đau nhức xương khớp

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh hàng đầu gây nên các cơn đau nhức xương khớp ở nhiều cấp độ khác nhau. Bệnh lý này có đặc trưng bởi vì sụn khớp và xương sống sẽ bị tổn thương và bị bào mòn. Các cơn đau do thoái hóa khớp sẽ có các cấp độ khác nhau và tăng dần khi mà người bệnh vận động nhiều, cơn đau sẽ được giảm nếu như được nghỉ ngơi và không vận động.

Mỗi khi trời lạnh thì những cơn đau sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, những hôm thời tiết thay đổi bất thường thì sẽ gây nên những cơn đau đột ngột. Và mỗi buổi sáng khi ngủ dậy thì những biểu hiện cứng khớp và đau khớp sẽ luôn xảy ra.

Những dấu hiệu gây đau nhức xương khớp
Những dấu hiệu gây đau nhức xương khớp
  • Các cơn đau ấy kéo dài hoặc có thể gây nên đau dữ dội. Nếu như việc tổn thương sống không được điều trị phục hồi sớm thì có thể gây nên những việc như hạn chế vận động và sẽ gây biến dạng các khớp và gây nên nguy cơ tàn phế.
  • Có thể một số nguyên nhân gây ra những cơn đau vào chiều tối hoặc ban đêm. Tình trạng đau sẽ kéo dài và gây nên tê tay nhức mỏi toàn thân mỗi khi đứng hoặc mỗi khi ngồi lâu sẽ đau nhức xương khớp.
  • Mỗi khi làm việc quá sức sẽ cảm giác đau nhói, vùng đau sẽ sưng lên và đỏ hoặc có cảm giác nóng hoặc gây tê không còn cảm giác.
  • Những cơn đau đó sẽ thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi đầy đủ và sẽ cảm nhận rõ khi chạm vào những điểm đang bị đau.
  • Thường đau nhức xương khớp sẽ nhẹ và tần suất sẽ tăng dần khi không được điều trị.

Biến chứng của đau nhức xương khớp

Biến chứng của đau nhức xương khớp
Biến chứng của đau nhức xương khớp

Đau khớp nếu không được chữa trị kịp thời và không tìm được ra nguyên nhân sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng hơn:

  • Có thể sẽ mất khả năng vận động: nếu như chữa trị kịp thời và đúng lúc đau nhức xương khớp thì người bệnh sẽ được phục hồi. Nếu như điều trị không đúng cách và không chữa trị được kịp thời thì các biến chứng sẽ ngày càng tăng và gây ra mất đi khả năng vận động.
  • Gây biến dạng các khớp và gây teo cơ: cứng khớp sẽ là một biến chứng khi đau nhức xương khớp kéo dài và không được điều trị. Lúc này bàn tay của người bệnh sẽ khó nắm lại hoặc không có sức. Biến chứng này nguy hiểm hơn nữa là sẽ có thể tiêu cơ và dính khớp hoặc biến dạng khớp thậm chí là có thể gây nên bại liệt.
  • Sẽ gây ảnh hưởng đến tim mạch: Không chỉ gây các biến chứng như vậy mà còn gây nên teo cơ và mất khả năng vận động, đau nhức xương khớp nếu kéo dài không điều trị sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Các triệu chứng đau khớp có thể để lại các biến chứng tại các cơ quan khác như thấp khớp cấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong rất cao ở bệnh nhân cao tuổi.

Cách điều trị đau nhức xương khớp

Cách điều trị đau nhức xương khớp
Cách điều trị đau nhức xương khớp
  • Sử dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh: đây là phương pháp kỳ hiệu quả mà lại còn dễ thực hiện, sẽ giúp cho các mạch máu được lưu thông, đồng thời đó sẽ giảm việc đau nhức xương khớp. Thông thường thì người bệnh sẽ được chườm nóng trước sau đó đến tiến hành chườm lạnh.
  • Phương pháp châm cứu: phương pháp này là một phương pháp khá phổ biến đối với y học cổ truyền. Việc châm cứu sẽ mang lại hiệu quả khai thông khí huyết, giúp cho giảm đau tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc. Theo như sự lý giải của khoa học thì châm cứu sẽ kích thích và giải phóng các hormone trong cơ thể, giúp cho lưu thông mạch máu và cải thiện được chất lượng của giấc ngủ. Hiện nay thì châm cứu còn được kết hợp với phương pháp điều trị xác nhận sẽ nhằm cải thiện đau nhức xương khớp và thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
  • Tập thể dục thể thao: nên dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động cơ thể cho cái xương khớp và khí huyết được lưu thông. Việc này sẽ giúp xương khớp có độ dẻo nhất định và tránh gây đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó sẽ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp dần dần. Tăng sự linh hoạt và tăng cường sức mạnh cho những nhóm cơ ở xung quanh khớp.
  • Phương pháp vật lý trị liệu: phương pháp vật lý trị liệu là một trong những phương pháp phục hồi chức năng trong y học không cần sử dụng thuốc. Phương pháp này sẽ làm dịu các cơn đau của xương khớp giúp cơ thể được vận động một cách có khoa học. Đối với phương pháp này thì sẽ có hai hình thức đó là trị liệu bị động và trị liệu chủ động.
  • Phương pháp dùng thuốc: có thể dùng các thuốc giảm đau, chống viêm,… Tuy nhiên nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ không tự ý kê đơn và không tự ý uống mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc này sẽ tránh những tác dụng phụ cho cơ thể vì bác sĩ sẽ biết liều lượng để có thể phù hợp với cơ thể của bạn.
  • Phương pháp điều trị bằng cách tiêm thuốc giảm đau vào các khớp: phương pháp này sẽ trực tiếp tiêm những thuốc giảm đau vào khớp. Việc tiêm này sẽ nhanh chóng giảm được các cơn đau. Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn tối ưu và an toàn bởi vì khi tiêm thuốc giảm đau quá thường xuyên sẽ làm tăng nên mức độ tổn thương ở các khớp mà không hay biết.
  • Phương pháp phẫu thuật: thường thì sẽ dùng phương pháp này đối với những người bị viêm khớp nặng, xương dưới sống bị thoái hóa nghiêm trọng. Lúc này khả năng vận động của những cơ xương khớp sẽ bị hạn chế có thể là sẽ không vận động được nên các bác sĩ buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo hoặc điều chỉnh cấu trúc xương cho bệnh nhân.

Cách phòng tránh đau nhức xương khớp

Cách phòng tránh đau nhức xương khớp
Cách phòng tránh đau nhức xương khớp

Người ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh cho nên đây là những cách phòng tránh đau nhức xương khớp có thể mang lại hiệu quả cho bạn:

  • Nên quản lý cân nặng cho phù hợp: nếu bạn tăng cân thì sẽ gây nên áp lực lên các khớp đặc biệt là ở đầu gối và bàn chân. Theo như nghiên cứu của Hoa Kỳ cho hay thì bạn nên giảm cân nếu bạn bị viêm khớp. Vì nếu cân nặng áp lực lên các khớp đầu gối và bàn chân sẽ gây nên đau nhức xương khớp. Thừa cân béo phì còn sẽ gây nên các bệnh khác.
  • Nên thường xuyên vận động tập thể dục thể thao: nếu bạn bị đau nhức xương khớp thì việc tập thể dục có thể giúp cho bạn giữ các khớp linh hoạt và có thể quản lý được cân nặng của bạn. Lúc này cơ bắp sẽ được tăng sự dẻo dai và giúp đỡ nhiều hơn trong quá trình điều trị đau nhức xương khớp của bạn. Bạn có thể sử dụng các bài tập như đạp xe, đi dạo, bơi lội,…
  • Sử dụng phương pháp điều trị lạnh và nóng: đây là một phương pháp điều trị bằng nhiệt có thể giúp giảm đau khớp do bị viêm. Tắm bằng nước ấm hoặc tắm vào buổi sáng sẽ giúp giảm sự căng cứng, sử dụng chăn điện hoặc đệm sưởi ấm để có thể làm giảm đau nhức vào ban đêm. Phương pháp chườm lạnh cũng có thể giúp làm giảm đau và sưng các khớp. Có thể sử dụng túi chườm đá hoặc sử dụng túi đông lạnh hoặc dùng khăn để bọc nước đá chườm lên các vị trí đau khớp để làm giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên không nên chườm đá trực tiếp lên da tránh bị phỏng lạnh.
  • Nên lập ra một chế độ ăn uống lành mạnh: nên bổ sung nhiều những chất xơ và vitamin. Ăn nhiều rau củ quả và những trái cây để bổ sung và tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe. Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa dầu mỡ vào những thực phẩm có hại cho sức khỏe nhưng thức ăn nhanh. Không nên ăn quá ngọt hoặc ăn quá mặn vị có thể làm bệnh viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa canxi giúp cho xương chắc khỏe để tránh tình trạng đau nhức xương khớp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Nếu bạn gặp phải vấn đề về đau nhức xương khớp cần tư vấn hãy liên hệ ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để được tư vấn tận tình về bệnh của bản thân. Các y bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tìm ra hướng điều trị phù hợp và tận tình hướng dẫn bệnh nhân.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-18h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi