Cúm A là một loại bệnh do virus cúm A gây nên và sẽ hình thành nên những biến chứng vô cùng mệt mỏi cho cơ thể. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ hình thành nên biến chứng cúm A gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết sau đây sẽ nói về tình trạng Cúm A có lây không? Mức độ nguy hiểm ra sao?
Nội dung bài viết
Cúm a có lây không?
Câu trả lời là CÓ. Virus cúm A sẽ lây lan từ người này sang người khác qua những giọt bắn nhỏ trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nhảy mũi, nói chuyện. Virus có thể từ những bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, bàn ghế,… lây truyền vào cơ thể người khi vô tình lấy tay tiếp xúc mắt, mũi, miệng,…
Cúm A có nguy hiểm không?
Những người có nguy cơ cao bị biến chứng của cúm A:
- Trẻ em dưới 5 tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là đối với trẻ em dưới 2 tuổi thì sẽ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và dễ mắc các bệnh trong đó có cúm A và sẽ có nguy cơ cao nếu như không điều trị kịp thời sẽ hình thành nên những biến chứng.
- Người lớn từ 65 tuổi trở lên: đây là người có hệ miễn dịch suy yếu dần theo thời gian, dễ khiến họ bị cúm A và có nguy cơ cao bị biến chứng khó được điều trị kịp thời.
- Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị biến chứng cúm A, đặc biệt là trong ba tháng mang thai thứ ba.
- Người mắc bệnh mãn tính: Những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ cao bị biến chứng cúm A.
- Người suy giảm hệ miễn dịch: Những người suy giảm hệ miễn dịch do mắc các bệnh như ung thư, HIV/AIDS hoặc sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm A.
Mức độ nguy hiểm của cúm A sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tùy thuộc vào chủng virus cúm A: Đối với một số chủng virus cúm A sẽ gây nguy hiểm hơn những chủng khác.
- Tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh: Đối với những người có sức đề kháng tốt, sức khỏe tốt thì khi bị cúm A sẽ có thể tự khỏi nếu như điều dưỡng đúng cách. Tuy nhiên đối với những người có sức khỏe yếu thì có thể sẽ gặp những biến chứng nặng do cúm A gây nên
- Phương pháp điều trị: Việc điều trị cúm A bằng thuốc kháng virus hỗ trợ rất nhiều cho việc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian mắc bệnh
Sẽ gặp một số biến chứng của cúm A nếu không được điều trị kịp thời như:
- Biến chứng hô hấp:
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Biến chứng tim mạch:
- Viêm cơ tim
- Viêm màng ngoài tim
- Biến chứng thần kinh:
- Viêm não
- Hội chứng Guillain-Barré
- Biến chứng khác:
- Nhiễm trùng huyết
- Suy thận
Lây lan cúm A như thế nào?
Cúm A sẽ chủ yếu lây qua đường hô hấp do người bệnh ho, nói chuyện, hắt hơi,… tạo ra những giọt bắn nhỏ trong không khí, chứa virus cúm A. Những giọt bắn này sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, mắt, miệng
Bên cạnh đó, virus cúm A sẽ lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bị ô nhiễm bởi virus cúm A chẳng hạn như về mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, điện thoại,… sau đó khi chạm tay vào về mặt đó và tiếp xúc vào mắt mũi miệng thì sẽ bị lây cúm A
Các triệu chứng của cúm A
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Những triệu chứng cúm A thường sẽ xuất hiện đột ngột mà bạn nên lưu ý:
- Triệu chứng phổ biến nhất là triệu chứng sốt: sẽ xuất hiện cơn sốt cao trên 38 ° C
- Ho: sẽ có thể là ho có đờm hoặc là họ khan
- Sẽ bị đau họng: khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt do cơn đau họng gây nên
- Sẽ đau nhức cơ thể: người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu do cơn đau nhức cơ thể
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi: sổ mũi hoặc nghẹt mũi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở bằng mũi
- Cảm thấy bị ớn lạnh: người bệnh sẽ cảm thấy lạnh và run rẩy do cảm thấy ớn lạnh
- Luôn cảm thấy mệt mỏi: mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến của cúm A và sẽ có thể khiến cho người bệnh khó có thể tập trung làm việc hoặc học tập,…
- Sẽ xuất hiện cơn đau đầu: triệu chứng đau đầu sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tập trung và hình thành nên cơn đau nhức dữ dội ở phần đầu
- Buồn nôn và nôn: người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và bị mất nước nếu như xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn
- Sẽ cảm thấy chán nản: việc chán ăn sẽ có thể khiến cho người bệnh bị suy nhiều cơ thể và sức khỏe ngày càng đi xuống
Thời kỳ truyền nhiễm của cúm A thường sẽ kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên đối với một số người ở thì sẽ có thể kéo dài triệu chứng khoảng vài tuần sau khi khỏi bệnh
Xem thêm: Chuẩn đoán cúm A: Cách thực hiện, giá cả và ưu, nhược điểm của xét nghiệm cúm A
Cách phòng ngừa lây cúm A
Để có thể phòng ngừa cúm A hiệu quả thì nên thực hiện những biện sau đây:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ấm: việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong khoảng 20s sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ virus cúm A khỏi tay bạn và ngăn chặn lây lan sang người khác
- Tiêm vắc-xin cúm A hằng năm: Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả nhất. Để có thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm A thì tiêm vacxin cúm là điều cần thiết, hỗ trợ bạn hạn chế bị cúm A và nếu như bị cúm A thì những triệu chứng sẽ nhẹ hơn
- Khi ho hoặc hắt hơi nên che mũi và miệng: khi bạn ho hoặc hắt hơi thì hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay để ngăn ngừa virus cúm A lây lan sang người khác
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh cúm A: Bạn nên tránh tiếp xúc với người bị cúm A khi họ đang ho hoặc hắt hơi hoặc có những triệu chứng cúm A khác
- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt tiếp xúc: virus cúm A sẽ sống trên bề mặt trong vài giờ. Chính vì vậy nên chú ý vệ sinh các bề mặt thường xuyên bằng chất khử trùng như cồn, nước xịt rửa,… lên những đồ vật như bàn ghế, điện thoại, tay nắm cửa,…
- Nên bổ sung nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ: việc bù nước và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn và hỗ trợ bạn chống lại virus cúm A tốt hơn
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: ăn uống đầy đủ những chất dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể chống lại cúm A
- Nên sử dụng thuốc kháng virus: nếu như bạn bị cúm A thì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus giúp cho cơ thể bạn mau khỏi bệnh và giảm nguy cơ biến chứng cúm A
Xem thêm: Cách điều trị cúm A tại nhà và lưu ý khi cần đi khám
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Cúm A sẽ lây nếu như bạn không phòng ngừa kỹ và không tăng cường bổ sung sức đề kháng thì rất dễ bị lây nhiễm cúm A. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu với các y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể cho từng trường hợp bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu