Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất và hướng dẫn điền chi tiết

Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe

Khi tới cơ sở khám sức khỏe lái xe thì bạn sẽ được phát một bộ hồ sơ, tùy theo nhu cầu bạn muốn khám sức khỏe lái xe máy hay ô tô thì cơ sở khám sẽ đưa hồ sơ phù hợp cho bạn.

Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe

Khám sức khỏe lái xe
Khám sức khỏe lái xe
Khám sức khỏe lái xe
Khám sức khỏe lái xe
Khám sức khỏe lái xe
Khám sức khỏe lái xe

Cách điền giấy khám sức khỏe lái xe

  1. Họ và tên: Điền đầy đủ họ và tên của người được khám.
  2. Tuổi: Điền số tuổi
  3. Giới tính: Đánh dấu vào ô Nam hoặc Nữ cho giới tính của người được khám.
  4. Số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu: Điền số CMND/CCCD của người được khám.
  5. Ngày cấp: Điền ngày cấp CMND/CCCD của người được khám.
  6. Nơi cấp: Điền nơi cấp CMND/CCCD của người khám
  7. Chỗ ở hiện tại: Điền chỗ ở hiện tại của người khám
  8. Đề nghị khám sức khỏe để lái xe hạng: Điền hạng khám sức khỏe lái xe mong muốn

I TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE

1. Tiền sử gia đình: Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: Đánh dấu tick có hoặc không

Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh

2. Tiền sử bản thân:Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: (Bác sĩ hỏi bệnh và đánh dấu vào ô tương ứng)

3. Câu hỏi khác (nếu có)

a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng: Điền câu trả lời nếu như có đang điều trị bệnh và thuốc đang dùng

b) Hiện tại đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng hay không? (Đối với phụ nữ)

II. KHÁM LÂM SÀNG: Khi khám bác sĩ sẽ điền kết quả khám lâm sàng

1. Tâm thần: Điền kết quả khám tâm thần của người được khám.

2. Thần kinh: Điền kết quả khám thần kinh của người được khám.

3. Mắt: Điền kết quả khám mắt của người được khám, bao gồm thị lực nhìn xa từng mắt, thị lực nhìn xa hai mắt và phân biệt màu sắc.

4. Tai – Mũi – Họng: Điền kết quả khám Tai – Mũi – Họng của người được khám.

5. Tim mạch: Điền kết quả khám tim mạch của người được khám.

6. Hô hấp: Điền kết quả khám hô hấp của người được khám.

7. Cơ – Xương – Khớp: Điền kết quả khám Cơ – Xương – Khớp của người được khám.

8. Nội tiết: Điền kết quả khám nội tiết của người được khám.

9. Thai sản (nữ): Điền kết quả khám thai sản của người khám

III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG ( Khi có kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ điền vào)

1. Các xét nghiệm bắt buột

a) Xét nghiệm ma túy

Test Morphin/Heroin:

Test Amphetamin:

Test Methamphetamin:

Test Marijuana (cần sa):

b) Xét nghiệm nồng dộ cồn trong máu hoặc hơi thở:

Cách điền giấy khám sức khỏe lái xe
Cách điền giấy khám sức khỏe lái xe

2. Các xét nghiệm chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ khám sức khỏe:

Huyết học/Sinh hóa/X-quang và các xét nghiệm khác.

Kết luận: Điền kết luận chung về sức khỏe của người được khám, đủ hay không đủ điều kiện lái xe hạng đã xin.

Thời hạn của giấy khám sức khỏe lái xe

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn của Giấy khám sức khỏe lái xe như sau:

Đối với lái xe hạng A1, A2, A4, B1, B2:

  • Giấy khám sức khỏe lái xe sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày thăm khám

Lưu ý:

  • Giấy khám sức khỏe lái xe phải có dấu mộc của cơ sở khám sức khỏe và được cấp phép hoạt động khám sức khỏe lái xe theo quy định của pháp luật
  • Nếu như người khám sức khỏe lái xe có bệnh lý nền hoặc có dấu hiệu nghi ngờ không đủ sức khỏe để có thể lái xe thì cơ sở khám sẽ yêu cầu người lái xe sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm hoặc tiến hành khám chuyên sâu để có kết luật chính xác.
  • Người lái xe cần nên lưu ý thời hạn của giấy khám sức khỏe lái xe và đi thăm khám sức khỏe định kỳ để sức khỏe được đảm bảo và an toàn khi lái xe
Thời hạn của giấy khám sức khỏe lái xe
Thời hạn của giấy khám sức khỏe lái xe

Dưới đây là một số trường hợp Giấy khám sức khỏe lái xe có thể bị coi là không hợp lệ:

  • Giấy khám sức khỏe lái xe không có đóng dấu mộc của cơ sở khám sức khỏe được cấp phép hoạt động theo quy định pháp luật
  • Giấy khám sức khỏe lái xe đã quá thời hạn sử dụng
  • Giấy khám sức khỏe lái xe có dấu vết tẩy xóa và sữa chữa
  • Giấy khám sức khỏe lái xe không hiển thị đầy đủ thông tin cần thiết của người lái xe
  • Giấy khám sức khỏe lái xe không có điền kết luận của bác sĩ tại cơ sở khám

Quy định về giấy khám sức khỏe lái xe

1. Đối tượng cần khám sức khỏe lái xe

  • Khám sức khỏe lái xe lần đầu:
    • Người cần cấp GPLX các hạng
    • Người muốn đổi GPLX khi GPLX quá hạn
    • Người cần đổi GPLX khi làm mất hoặc làm hỏng GPLX
    • Người được cấp GPLX quốc tế.
Đối tượng cần khám sức khỏe lái xe
Đối tượng cần khám sức khỏe lái xe
  • Khám sức khỏe định kỳ:
    • Lái xe ô tinh kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách thì theo quy định sẽ khám định kỳ: 12 tháng 1 lần
    • Lái xe gắn máy kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa: 6 tháng/lần. Lái xe gắn máy kinh doanh vận chuyển hàng hóa, kinh doanh vận chuyển hành khách thì sẽ là 6 tháng 1 lần
    • Lái những loại xe khách sẽ là 24 tháng 1 lần

2. Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe

Mắt:

  • Thị lực nhìn xa từng mắt:
    • Mắt tốt ≥ 8/10 hoặc mắt kém ≥ 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
    • Nếu còn một mắt: thị lực ≥ 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
  • Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi – thái dương): ≥ 160 độ.
  • Phân biệt màu sắc: nhận biết được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây

Tai:

  • Thính lực ở tai tốt hơn:
    • Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính).
    • Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) ≤ 1,5m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

Tâm thần:

  • Không có rối loạn tâm thần.
  • Không nghiện chất ma túy, chất kích thích

Các bệnh khác:

  • Không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, động kinh…
  • Không bị cụt chi, mất khả năng vận động.
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe

Khám tổng quát:

  • Nhìn, nghe, nói, đi lại.
  • Đo huyết áp, mạch, nhiệt độ.
  • Khám nội khoa, ngoại khoa, tâm thần.

Xét nghiệm:

  • Máu, nước tiểu.
  • Điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm chuyên sâu khác (nếu cần).

3. Quy trình khám sức khỏe lái xe

1. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi thăm khám

  • Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
  • Nếu tái khám định kỳ thì đem theo GPLX
  • Ảnh thẻ 4×6

2. Đến cơ sở khám sức khỏe:

  • Chọn cơ sở khám sức khỏe lái xe uy tín được Sở y tế cấp phép
  • Nộp hồ sơ và khai báo những thông tin cá nhân cần thiết

3. Khám sức khỏe:

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng tiền sử bệnh lý và những triệu chứng hiện tại của bản thân. Điều này sẽ bao gồm những bệnh tật có từ trước và chấn thương mà bạn đã từng mắc phải trong quá khứ hoặc là những loại thuốc mà bạn đang sử dụng
  • Dấu hiệu sinh tồn: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bạn, huyết áp, mạch,… Những dấu hiệu đó cung cấp những manh mối quan trọng về sức khỏe tổng thể của cơ thể
  • Khám thực thể: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể lực của cơ thể bạn để tìm ra những dấu hiệu bất thường, Điều này sẽ bao gồm nghe, nhìn, gõ và sờ
Quy trình khám sức khỏe lái xe
Quy trình khám sức khỏe lái xe

Dưới đây là một số điều cụ thể mà bác sĩ có thể tìm kiếm trong quá trình khám thực thể:

  • Tim: Bác sĩ sẽ nghe tim của bạn để tìm kiếm bất kỳ tiếng thầm nào bất thường có thể cho thấy có vấn đề về tim.
  • Phổi: Bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn để tìm kiếm bất kỳ âm thanh nào bất thường có thể cho thấy có vấn đề về phổi.
  • Bụng: Bác sĩ sẽ sờ bụng của bạn để tìm kiếm bất kỳ khối u hoặc điểm mềm nào có thể cho thấy có vấn đề về nội tạng.
  • Cổ họng, tai và mũi: Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng, tai và mũi của bạn để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.
  • Da, tóc và móng tay: Bác sĩ sẽ kiểm tra da, tóc và móng tay của bạn để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể cho thấy có vấn đề về sức khỏe.
  • Phản xạ và sức mạnh: Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ và sức mạnh của bạn để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào của tổn thương thần kinh hoặc cơ.

4. Nhận kết quả:

  • Nếu đủ điều kiện lái xe: Sẽ được cập giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe lái xe
  • Nếu không đủ điều kiện lái xe: Sẽ được các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh nếu có

Thời gian khám sức khỏe:

  • Việc kiểm tra sức khỏe sẽ chiếm khoảng 1-2 tiếng

Chi phí khám sức khỏe:

  • Chi phí khám sức khỏe lái xe sẽ dao động từ 200.000-700.000 VNĐ

Lưu ý:

  • Giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị trong vòng 6 tháng.
  • Người lái xe cần mang theo Giấy khám sức khỏe lái xe khi tham gia giao thông.

4. Cơ sở khám sức khỏe lái xe

Có nhiều cơ sở khám sức khỏe lái xe uy tín trên khắp Việt Nam. Dưới đây là một số cách để bạn tìm kiếm cơ sở phù hợp:

1. Tham khảo danh sách cơ sở được Sở Y tế công bố:

  • Truy cập website của Sở Y tế tỉnh/thành phố nơi bạn sinh sống.
  • Tìm kiếm mục “Danh sách cơ sở khám sức khỏe lái xe”.
  • Danh sách này sẽ cung cấp thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại, website, và các hạng lái xe mà cơ sở được phép khám.

2. Hỏi ý kiến bạn bè, người thân:

  • Nếu bạn bè hoặc người thân đã từng khám sức khỏe lái xe, hãy hỏi họ về kinh nghiệm của họ.
  • Họ có thể giới thiệu cho bạn những cơ sở uy tín, chất lượng tốt.

3. Tìm kiếm trên internet:

  • Có rất nhiều website cung cấp thông tin về các cơ sở khám sức khỏe lái xe.
  • Bạn có thể tham khảo các đánh giá, bình luận của người đã từng khám tại các cơ sở này để đưa ra lựa chọn phù hợp.

4. Gọi điện thoại đến các cơ sở để hỏi thông tin:

Có nhiều cơ sở khám sức khỏe lái xe uy tín trên khắp Việt Nam. Dưới đây là một số cách để bạn tìm kiếm cơ sở phù hợp:

  • Bạn nên gọi điện thoại đến các cơ sở để hỏi về quy trình khám, chi phí, thời gian khám, và các giấy tờ cần thiết.
  • Điều này sẽ giúp bạn có được thông tin chính xác và chuẩn bị đầy đủ trước khi đến khám.
Cơ sở khám sức khỏe lái xe
Cơ sở khám sức khỏe lái xe

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn cơ sở khám sức khỏe lái xe:

  • Chọn cơ sở được Sở Y tế cấp phép hoạt động.
  • Cơ sở có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
  • Cơ sở có trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo chất lượng khám.
  • Chi phí khám hợp lý.
  • Cơ sở có địa điểm thuận tiện cho bạn di chuyển.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu là phòng khám được Sở y tế cấp phép đủ điều kiện để khám sức khỏe lái xe. Với y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, các trang thiết bị hiện đại và thời gian chờ kết quả nhanh chóng, điều này giúp bạn sẽ có trải nghiệm tốt khi khám sức khỏe lái xe tại đây

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi