Tìm hiểu về cách sơ cứu cho người ngạt nước 

Tình trạng bị ngạt nước khá phổ biến. Ở bất kì độ tuổi nào thì ngạt nước cũng có thể xảy ra. Chính vì thế luôn xảy ra các trường hợp thương tâm và gây ám ảnh. Nhất là đối với những vùng sông nước, nếu sơ suất không để ý là sẽ rất dễ ngạt nước. Nếu như gặp người bị ngạt nước thì nên mau chóng sơ cứu cho người đó và đồng thời gọi ngay cho cấp cứu. Chính vì thế việc sơ cứu cho người ngạt nước cũng hết sức quan trọng

Cách xử lý khi thấy có người bị đuối nước

Điều quan trọng đầu tiên là phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ và tiến hành sơ cứu. Tiến hành sơ cứu tại chỗ và điều đặc biệt là phải đúng kỹ thuật. Việc đó rất quan trọng liên quan đến mạng sống, nếu sơ cứu trễ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến não.

Đưa cho nạn nhân các vật dụng để có thể kéo nạn nhân vào bờ như dây, áo, các vật dụng có thể để nạn nhân bám vào và kéo nạn nhân vào bờ. Nên nhanh chóng tìm cách đưa nạn nhân vào bờ càng nhanh càng tốt

Cách xử lý khi thấy có người bị đuối nước
Cách xử lý khi thấy có người bị đuối nước

Các tư thế cứu nạn nhân thường áp dụng là: Choàng một tay của mình từ vai vòng qua nách đối diện của người bị đuối nước hoặc sử dụng 2 tay giữ đầu nạn nhân, người cứu hộ sẽ bơi ngửa bằng 2 chân, hoặc túm lấy tóc (người bị nạn có tóc dài), túm lấy cổ áo và kéo nạn nhân về phía sau, nạn nhân lúc đó sẽ giống như bơi ngửa để đảm bảo miệng, mũi nạn nhân luôn cao hơn mặt nước để tránh nước xâm nhập vào đường hô hấp trên.

Nếu không biết bơi thì tuyệt đối không được nhảy xuống nước vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho cả bản thân bạn. Sơ cứu cho người ngạt nước phải có kỹ năng nhất định và mau chóng thực hiện để khả năng cứu chữa kịp thời nhanh chóng

Sơ cứu cho người ngạt nước

Sơ cứu cho người ngạt nước thì tùy vào phương tiện, mức độ ngạt nước của người bệnh, đang tỉnh hay đang mê, có đang ngưng tim hay không, đang có ngưng thở không và theo dõi tình hình thực tế mà sơ cứu nạn nhân bằng mọi cách khác nhau. 

Mau chóng hồi sinh tim phổi, cấp cứu. Nên gọi người đến cùng cứu giúp để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn và đảm bảo cho việc sơ cứu.

Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn nhịp tim không và nạn nhân đang trong tình trạng như thế nào. Nếu lồng ngực không có phản ứng tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành nhấn tim ngoài lồng ngực ở phần nửa dưới xương ức.

Phối hợp nhấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân đang ở tình trạng có thở lại được không, môi còn tím tái không hoặc là có phản ứng khi lay gọi, kích thích đau hay không.

Nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp chuyên nghiệp hơn

Sơ cứu cho người ngạt nước
Sơ cứu cho người ngạt nước

Quỳ bên cạnh nạn nhân để dễ dàng thực hiện sơ cứu, trước hết đặt gót của bàn tay vào ở giữa lồng ngực nạn nhân, ở phần nửa dưới xương ức, gót bàn tay còn lại đặt chồng lên trên bàn tay trước. Quá trình thực hiện ép tim thì khuỷu tay phải thẳng, dùng sức nặng của nửa thân trên của bản thân để tạo lực ép.

Đối với trẻ trên 8 tuổi: Chồng hai tay lên nhau ấn thẳng xuống phần xương ức, sâu xuống tầm 5-6cm. Đối với trẻ dưới 8 tuổi trên 1 tuổi: dùng một tay ấn sâu 3-4cm. Trẻ từ 0-12 tháng tuổi dùng 2 ngón tay sâu xuống 1-2cm.

Mọi công tác sơ cứu cho người ngạt nước cần mau chóng vì lúc này sự sống của nạn nhân tính bằng giây. Nguyên tắc này nên khẩn trương, đúng với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.

Lưu ý khi sơ cứu cho người ngạt nước

Khi sơ cứu cho người ngạt nước nên lưu ý những vấn đề sau:

Sau khi thổi ngạt được 2 lần thì tiếp tục ép tim. Sau 5 lần ép tim – thổi ngạt, thì sẽ kiểm tra mạch trong 5 giây, rồi kiên trì làm tiếp cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.

Thổi ngạt thì nên đảm bảo việc ngực nạn nhân phồng lên, xẹp xuống  đều đặn theo nhịp thổi. C

ách 2 phút người ép tim và người thổi ngạt nên đổi vị trí để đảm bảo người ép tim không quá mệt dẫn đến việc ép tim đi xuống.

Nếu sau tầm 2-3 giờ sơ cấp cứu cực lực mà tim vẫn không có dấu hiệu đập và bên cạnh đó đồng tử mắt vẫn giãn to là hết hy vọng cứu sống.

Lưu ý khi sơ cứu cho người ngạt nước
Lưu ý khi sơ cứu cho người ngạt nước

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ và đặt nội khí quản là một phương pháp khi cấp cứu tại bệnh viện. Nhiều người khi sơ cứu có thói quen dốc ngược để nước chảy ra ngoài, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì Đây là hành động rất sai lầm vì những giây đầu tiên khi vớt nạn nhân lên là những giây quý giá để sơ cứu nạn nhân. Tiếp theo là khi ngạt nước thì lượng khí trong phổi rất ít nên cần hô hấp nhân tạo, ép tim để có khí.

Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Trang bị kiến thức phòng tránh ngạt nước

Đối với trẻ em thì các bậc làm cha mẹ hoặc gia đình nên chăm sóc kỹ lưỡng. Tránh để trẻ đi đến nơi có nước một mình. Đa phần các vụ đuối nước thương tâm là do trẻ đi không có sự giám sát của người lớn hoặc đi với bạn bè.

Đối với người lớn thì chúng ta thường hay có tính ỷ y. Vì nghĩ biết bơi là xử lý được mọi tình huống nên thường xảy ra nhiều vụ thương tâm. Trước khi xuống nước nên khởi động vài động tác để tránh tình trạng vọp bẻ và xảy ra tình trạng thương tâm.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Là một trong những phòng khám được đánh giá uy tín, an toàn hiện nay. Phòng khám đa khoa Quốc tế Nhân Hậu có những y bác sĩ có chuyên môn kỹ thuật cao. Bên cạnh đó các máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nền y tế bậc nhất hiện nay. Các thiết bị ấy giúp cho việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi