Thoái hóa khớp và những biến chứng gây thoái hóa khớp

Khớp là một dạng cấu trúc đặc biệt, khớp có cấu tạo khá phức tạp, làm nhiệm vụ đa dạng, nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt cho cơ thể của con người. Thoái hóa khớp là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra đối với ở những người cao tuổi, nếu như không được phát hiện kịp thời và điều trị không kịp thời thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh hoạt, thậm chí là có thể gây tàn phế suốt đời.

Khớp có vai trò gì

Khớp là một dạng cấu trúc đặc biệt, khớp có cấu tạo khá phức tạp, làm nhiệm vụ đa dạng, nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt cho cơ thể của con người. Khớp xương hoặc bề mặt khớp là nơi để kết nối các xương trong cơ thể với nhau tạo nên một hệ thống xương khớp tổng thể. Các khớp sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển động khác nhau. Số lượng khớp, số lượng xương sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con người. Đối với trẻ sơ sinh thì có khoảng 270 khớp xương, Một số xương này sẽ hợp nhất với nhau trong quá trình trẻ phát triển. Người trưởng thành sẽ có khoảng 206 chiếc xương

Khớp có vai trò gì
Khớp có vai trò gì

Các khớp xương có một vai trò nhất định và mỗi khớp xương sẽ có một chức năng khác nhau:

  • khớp sụn bán chuyển động chỉ có nhiệm vụ nối hai đầu xương lại với nhau và sẽ có tính di động nhẹ như khớp ở đốt sống.
  • Khớp trượt đảm nhiệm chức năng xương di chuyển qua lại. Khớp cổ tay, khớp mắt cá chân là hai khớp trượt phổ biến.
  • Khớp chỏm Sẽ hỗ trợ chuyển động xoay và linh hoạt chuyển động của xương. Khớp hông và khớp vai là hai khớp hình cầu phổ biến.
  • Khớp lồi cầu không thể xoay tròn nhưng rất tiện cho việc sinh hoạt các chuyển động chung. Khớp hàm, khớp thái dương, khớp ngón tay là cấp lồi cầu phổ biến
  • Khớp hình yên ngựa sẽ đảm nhiệm chức năng chuyển động theo góc tương tự như là khớp trục nhưng ở phạm vi chuyển động lớn hơn.
  • Khớp bản lề thì được hoạt động như một chiếc bản lề cho phép bản thân thực hiện các chuyển động gấp, co và duỗi.

Thoái hóa khớp là gì

Thoái hóa khớp là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra đối với ở những người cao tuổi, nếu như không được phát hiện kịp thời và điều trị không kịp thời thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh hoạt, thậm chí là có thể gây tàn phế suốt đời. Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới thì khoảng 80 % bệnh nhân bị thoái hóa khớp sẽ hạn chế về vận động còn 20 % bệnh nhân còn lại thì không thực hiện được các việc sinh hoạt thường ngày. Thoái hóa khớp còn là một tình trạng tổn thương xương khớp và xương dưới sụn, kèm theo những phản ứng sưng viêm, giảm thiểu lượng dịch ở khớp. Thường thì sụn khớp nguyên vẹn sẽ có cấu trúc xương dưới sống ổn định và trơn láng.

Tuy nhiên khi đã bị thoái hóa khớp, sụn khớp bị bảo mòn, nặng hơn thì có thể bị trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời vùng xương dưới sụn cũng sẽ dần thay đổi kết cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm cho khớp, xuất hiện các triệu chứng như bị sưng tấy và viêm đau. Khớp sẽ giúp cho các chi, cột sống di động hằng ngày không dẫn đến bị tổn thương. Đó là nhờ sống khớp và các dịch ở khớp làm giảm đi sự ma sát ở hai đầu xương gắn với nhau ở khớp. Dần theo thời gian thì lớp sống khớp sẽ dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành được như lúc đầu. Đồng thời phần xương dưới ở sụn sẽ thay đổi cấu trúc về hình dạng, bị xơ hóa và sự bền chắc sẽ giảm xuống rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Thoái hóa khớp là gì
Thoái hóa khớp là gì

Đối với một số trường hợp bị nặng, sụn có thể bị bào mòn mỏng đến mức độ không thể che phủ được toàn bộ đầu xương. Khi bản thân bạn vận động thì xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, sự bào mòn này sẽ khiến cho người mắc phải vô cùng đau đớn khi đi đứng.

Có 6 loại thoái hóa khớp:

  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp vai
  • Thoái hóa sột sống lưng và cột sống cổ
  • Thoái hóa khớp háng
  • Thoái hóa khớp cổ chân
  • Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp
Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp mà bạn cần nên lưu ý:

Xương khớp sẽ bị lão hóa theo tuổi tác:

Cũng sẽ giống như các cơ quan khác trong cơ thể hệ thống xương khớp cũng sẽ bị lão hóa dần theo thời gian. Càng lớn tuổi thì nguy cơ lão hóa khớp sẽ càng tăng. Lúc này ở sụn khớp sẽ dần yếu đi và tăng nguy cơ gây nên viêm khớp, sưng. Theo như các chuyên gia nghiên cứu cho hay ở các trường hợp từ 50 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ cao bị tình trạng thoái hóa khớp, đặc biệt là ở nữ giới sẽ xuất hiện tình trạng này khá nhiều. Khoảng từ độ tuổi 65 trở đi thì tình trạng thoái hóa khớp sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn và thường xảy ra ở khớp bàn tay,  khớp gối.

Do tình trạng lao động nặng và làm việc không đúng tư thế:

Đối với tình trạng thường xuyên phải lao động nặng và lao động quá sức chẳng hạn như mang vác các vật nặng,… lúc này hệ thống xương khớp sẽ phải chịu liên tục những áp lực quá lớn và rất dễ gây nên những tổn thương, đồng thời nguy cơ cao sẽ bị thoái hóa khớp rất lớn. Nếu như trẻ em phải lao động nặng từ quá sớm thì khi hệ thống xương khớp đang trong giai đoạn phát triển và hình thành có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của hệ xương khớp. Trong tương lai các em nhỏ đó có thể có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thái hóa khớp từ rất sớm. Bên cạnh đó những tư thế sinh hoạt và lao động cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Khi chạy nhảy quá nhiều hoặc ngồi làm việc hay học tập sai tư thế trong suốt một thời gian dài ngồi hay đứng quá lâu mà không thay đổi thì rất dễ dẫn đến việc thoái hóa khớp nhất là đối với nhân viên văn phòng hay những công nhân ở xưởng máy.

Chấn thương do tai nạn gây nên các bệnh lý về xương khớp:

Có thể là do tai nạn: tai nạn lao động hoặc trong lúc chơi thể thao với cường độ mạnh. Việc đó có thể gây ra những áp lực lớn trên các khớp và gây nên sưng viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp. Đây cũng là một trong chính những lý do gây nên thoái hóa khớp khá phổ biến.

Béo phì thừa cân:

Tình trạng béo phì, thừa cân có thể gây ra khá nhiều loại bệnh và ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là tình trạng này có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp giao ở hệ thống xương khớp, khiến cho hệ thống xương khớp phải chịu những áp lực lớn từ cân nặng và rất dễ gây nên tổn thương. Về sinh hoạt hay lao động những vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do yếu tố di truyền: nếu một trong bố hoặc mẹ mắc phải bệnh về xương khớp thì con cái cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh về xương khớp. Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp mắc phải thoái hóa khớp do tổn thương sụn và xương bẩm sinh.

Có thể do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh:

Cơ thể rất cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là canxi và các vitamin D nhầm để bảo vệ hệ thống xương khớp luôn vững chắc và khỏe mạnh. Trong những trường hợp không cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng thì nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng loãng xương và gây nên thoái hóa khớp, ngoài ra còn sẽ gây nên một số bệnh lý khác.

Do sử dụng chất kích thích rượu bia hoặc thuốc lá:

Việc sử dụng quá liều những chất kích thích như rượu bia thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho xương khớp dần trở nên yếu và tăng nguy cơ gây thối hóa khớp. Bên cạnh đó không chỉ gây nên nguy cơ thoái hóa khớp còn gây nên những bệnh khác cho cơ thể.

Những dấu hiệu bị thoái hóa khớp

Những dấu hiệu bị thoái hóa khớp
Những dấu hiệu bị thoái hóa khớp

Tùy thuộc vào tình trạng và những vị trí bị thoái hóa khớp thì những triệu chứng sẽ khác nhau ở các bệnh nhân. Tuy nhiên những triệu chứng sẽ nhận biết được các dấu hiệu của bệnh thông qua một số triệu chứng rõ ràng sau đây:

  • Đau nhức ở các khớp: đây là triệu chứng phổ biến nhất và điển hình nhất của bệnh thóai hóa khớp. Thường thì những cơn đau này xuất hiện kéo dài tùy thuộc vào ở từng giai đoạn và thời điểm khác nhau. Những cơn đau đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh ở giai đoạn dậy thì các cơn đau này chỉ xuất hiện khi mà người bệnh hoạt động khớp và nhanh chóng biến mất ngay sau đó. Nhưng nếu tình trạng này để kéo dài lâu ngày thì thoái hóa khớp sẽ dạy về các cơn đau dữ dội và kéo dài kèm theo đó là sẽ bị nhức nhối. Đặc biệt ở tại những thời điểm chuyển mùa hoặc chuyển lạnh đột ngột thì các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các khớp bị cứng: đây là một dấu hiệu xuất hiện kèm theo những cơn đau đặc biệt là sẽ xuất hiện vào những buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lúc này các cơn đau khớp sẽ bị cứng lại và không cử động được. Nhưng tình trạng này sẽ giảm dần sau khi nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài dai dẳng và không điều trị thì những dấu hiệu này sẽ diễn đi diễn lại nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân
  • Phát ra những tiếng kêu khi cử động: việc bị thoái hóa khớp sẽ khiến cho sụn và địa điểm ở giữa hai đầu xương sẽ bị bào mòn, lúc này lượng dịch nhầy bôi trơn tiết ra cũng sẽ dần giảm. Nên khi người bệnh di chuyển thì các đầu xương sẽ cọ sát vào nhau gây nên những tiếng lạo xạo kèm theo những triệu chứng đau nhức dữ dội. Việc này có thể nhận thấy khi người bệnh cứ động mạnh.
  • Gây nên những chịu chứng teo cơ, biến dạng và sưng tấy: nếu như tình trạng thoái hóa khớp diễn ra trong một thời gian dài mà không có những biện pháp điều trị đúng cách thì sẽ gây nên những triệu chứng nguy hiểm hơn là sưng tấy và gây biến dạng các khớp, đầu gối sẽ bị lệch khỏi trục và sai với cấu trúc xương, vùng cơ xung quanh khớp sẽ bị thoái hóa không thể cử động được trong thời gian dài sẽ gây nên triệu chứng teo cơ.
  • Gây nên khó khăn trong việc vận động: khi bị thoái hóa khớp thì sẽ đồng nghĩa với việc khả năng vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Lúc này thì người bệnh sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc thực hiện một số động tác như gập người, cúi người, bước đi, xoay cổ,…
  • Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khi bị thoái hóa khớp ở một số vùng như sau:
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: lúc này người bệnh sẽ đau dữ dội ở vùng thắt lưng và cơn đau sẽ nhiều hơn khi cố làm việc và nằm nghỉ ngơi cơn đau đó sẽ thuyên giảm. Khi đau thì mọi cử chỉ và hành động đều trở nên rất khó khăn đối với bệnh nhân.
  • Thoái hóa khớp gối: việc này sẽ gây nên triệu chứng đau nhức khi bệnh nhân đứng lên hoặc ngồi xuống, nhất là đang ở trong tình trạng đi lên đi xuống bậc thang hoặc ngồi xổm lên đứng dậy, có khả năng khi bị ngã khụy gối xuống đột ngột do cơn đau gây ra. Khả năng gập duỗi khớp gối cũng như khả năng đi lại sẽ bị hạn chế có thể nghe thấy tiếng khi cử động các khớp
  • Thoái hóa khớp vai: khi các động tác tay đưa ra phía trước hoặc ra phía sau đều sẽ bị hạn chế vì người bệnh đang đau ở khớp vai thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện một số động tác đơn giản như chải đầu hoặc gãi lưng,…
  • Thoái hóa khớp háng: người vẫn sẽ thấy đau ở vùng bẹn, có thể đau ở cả vùng mong lan xuống đùi và vùng trước trong đùi đi lại cảm thấy bị khập khiễng và khó gập đùi vào trong bụng

Thoái hóa khớp gây nên biến chứng gì

Thoái hóa khớp gây nên biến chứng gì
Thoái hóa khớp gây nên biến chứng gì

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường:

  • Gây ra một số bệnh lý khác: tình trạng thoái hóa khớp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ khiến người bệnh sinh ra việc lười vận động, lâu dần họ sẽ nhanh chóng bị tăng cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, bệnh về tim mạch cũng như hình thành một số tế bào phát triển gây ung thư, tiểu đường,…
  • Tăng nguy cơ bị gout: Đây là một tình trạng khi người bị thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao thì sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh gout là một dạng của chứng viêm khớp.
  • Các khớp bị mất ổn định: do bị đứt dây chằng và bị đứt gân xung quanh khớp nên mất ổn định và linh hoạt các khớp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
  • Sẽ ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ: bị thoái hóa khớp sẽ gây nên các cơn đau nhức, sưng tấy, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn rất nhiều. Khiến cho người bệnh không thể nào ngủ ngon giấc. Gây nên tình trạng mất ngủ liên tục và gây nên mệt mỏi, uể oải ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất làm việc của người bệnh
  • Hình thành các khối u ngay sau gối: những khối u này sẽ được được hình thành ngay phía sau của đầu gối người bị thoái hóa khớp gối. Khối u này này sẽ gây áp lực mạnh lên các mạch máu, lưu lượng máu sẽ giảm dần và dẫn đến sưng đau ở chân.
  • Gây nên những biến chứng trầm cảm và lo âu: khi các cơn đau thoái hóa khớp ảnh hưởng chiều hướng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh thì người bệnh sẽ cảm thấy có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và tinh thần họ sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng về nguy cơ trầm cảm cũng sẽ cao hơn người khác.
  • Sẽ gây nên hoại tử xương, chảy máu, gãy xương, nhiễm trùng các khớp, tổn thương ở dây chằng xung quanh khớp và tổn thương gân
  • Tăng nguy cơ về chấn thương ở đầu gối: đối với những người bị thoái quá khớp gối thì khi vận động sẽ cảm thấy cực kỳ khó khăn và không linh hoạt. Ngoài ra thì cái cơn đau sẽ xuất hiện một cách dữ dội khi bạn vận động và để giữ thăng bằng suy giảm, làm tăng những nguy cơ gặp tai nạn và thương tích
  • Gây nên biến chứng mất xương: Ở những trường hợp thoái hóa khớp trong tình trạng nặng và có thể dẫn đến bị mất xương. Cùng với những điều đó thì chết tế bào xương là biến chứng nghiêm trọng cần nên phẫu thuật để loại bỏ những phần xương ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Sẽ gây nên tàn phế: đây là một trong những minh chứng cực kỳ nguy hiểm của thoái hóa khớp, lúc này người vẫn có thể đã mất hoàn toàn khả năng vận động cũng như sẽ gây tổn thương đến các cơ xung quanh như tủy sống và các rễ của dây thần kinh gây nên tàn phế
  • Gây nên biến dạng các khớp: vì các khớp bị tổn thương sẽ có những biến chứng như mọc gai xương gây nên biến dạng và lệch khỏi cấu trúc xương. Điều này sẽ khiến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh bị ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp điều trị bằng cách nào

Thoái hóa khớp điều trị bằng cách nào
Thoái hóa khớp điều trị bằng cách nào

Thường thì đối với những phương pháp điều trị thoái hóa khớp sẽ được nhiều người áp dụng như sau:

  • Chườm lạnh hoặc nóng: người bệnh sẽ dùng một túi đá lạnh và một túi nước nóng sẽ áp vào ở vùng xương khớp bị sưng đau do thoái hóa sẽ mang lại tác dụng giảm viêm và giúp các cơn đau đó thuyên giảm
  • Giảm cân nếu đang bị béo phì: đây là một tình trạng khá phổ biến đối với những người đang bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân nặng là một biện pháp hữu ích có thể ngăn ngừa được các bệnh vặt nói chung và bị thoái hóa khớp nói riêng. Việc giảm cân sẽ giúp hỗ trợ làm chậm quá trình bệnh ngăn ngừa bệnh đến diễn biến nguy hiểm hơn và giảm được nhiều áp lực lên các khớp
  • Phẫu thuật: đây là một lựa chọn sau cùng khi các bác sĩ chỉ định trong trường học phương pháp nội khoa không còn mang lại hiệu quả cho người bệnh. Các khớp sẽ bị biến dạng nặng và khó cử động hoặc không thể cử động được. Một số phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng nhiều nhất có thể kể đến là thay khớp, hợp nhất hai xương trên mỗi đầu của khớp, mổ nội soi khớp. Tuy nhiên ở những phương pháp này sẽ tìm ẩn nhiều những nguy cơ và biến chứng hậu quả sau phẫu thuật gây nên những biến chứng cao
  • Sử dụng một số loại thuốc tây để có thể điều trị thoái hóa khớp phổ biến: thuốc chống giảm đau, chống viêm, nhóm thuốc giãn cơ
  • Phương pháp phổ biến hiện nay đó là tiêm acid hyaluronic

Ngăn chặn thoái hóa khớp như thế nào

Ngăn chặn thoái hóa khớp như thế nào
Ngăn chặn thoái hóa khớp như thế nào

Để có thể ngăn chặn được tình trạng thoái hóa khớp thì nên có những biện pháp sau đây:

  • Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp và khoa học: khi cơ thể bạn càng tăng cân, sức đè nặng lên các khớp càng ngày càng lớn, nhất là đối với vùng lưng phải khớp háng, bàn chân, khớp gối.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp các cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết được lưu thông dễ dàng. Đây là những yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Nếu như cơ bắp khỏe thì sẽ giúp giảm áp lực đè nặng lên xương khớp trong quá trình vận động
  • Nên giữ tư thế luôn thẳng: khi ở tư thế tốt thì sẽ giúp bảo vệ được các khớp tránh được sự chèn ép không cân đối. Ở tư thế thẳng thì diện tích tiếp xúc ở giữa hai mà khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực ép lên khớp sẽ là tối thiểu. Hơn thế khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa cơ bắp xung quanh khớp và các dây chằng, giúp giảm tối thiểu nhiều nhất lực chèn ép lên hai mặt của sụn khớp
  • Giữ cho nhịp sống luôn thoải mái: trong cuộc sống hằng ngày thì bạn nên sắp xếp công việc hợp lý hài hòa giữa việc lao động và nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần sự nghỉ ngơi để có thể tái tạo lại năng lượng cho ngày mới. Không nên lập đi lập lại tình trạng một công việc hay một tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực này có thể tác động không lớn nhưng nếu lập đi lập lại quá nhiều lần trong thời gian dài sẽ làm tổn thương các khớp
  • Sử dụng các khớp lớn trong quá trình mang vác vật nặng: Bạn cần phải lưu ý hết sức trong việc dùng lực để nâng hay xách đồ nặng của các khớp lớn như ở tay thì có khớp khuỷu, khớp vai, ở chân thì có khớp gối hoặc khớp háng. Khéo léo sử dụng những nguyên tắc đòn bẩy để góp lớn để tránh tình trạng làm tổn thương các khớp nhỏ như ở cổ tay, cổ bàn chân, bàn tay
  • Phải biết điều chỉnh cơ thể: cơ thể chúng ta nếu có gì bất thường thì sẽ báo động rất tuyệt vời. Khi có một vấn đề gì đó thì cơ thể sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là một dấu hiệu chủ yếu. Phải ngưng ngay tất cả mọi hoạt động nếu như việc đó khiến chúng ta bị đau.
  • Thay đổi thường xuyên các tư thế: nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt, tránh nằm lâu ngồi lâu hoặc đứng ở một chỗ vì như vậy sẽ gây nên cứng các khớp. Có thể đây là một trong những yếu tố chính gây nên thoái hóa khớp do nghề nghiệp và nhất là ở những người lao động trí óc
  • Nếu như một chế độ hoạt động không đúng sẽ làm hại bạn: khi khớp của bạn có vấn đề thì lời khuyên cho bạn là nên vận động khi có sự chỉ định của bác sĩ và những vận động luyện tập cơ thể không được thực hiện một cách quá mức và quá hăng hái. Nguyên nhân thường là do nỗi sợ thầm kín về báo hiệu dấu hiệu tuổi già của những người đang thành đạt trong cuộc sống dẫn đến sự lo âu và luyện tập quá mức làm cho khớp với tổn thương.
  • Bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ có bất trắc trong sinh hoạt

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề xương khớp. Hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu khi bạn đang gặp khó khăn. Các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ đưa ra những giải pháp cho bạn

phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi