CÁC BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP
TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
thoái hóa đốt sống
NGUYÊN NHÂN & LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ
NGUYÊN NHÂN
- Lão Hóa Tự Nhiên:
Tuổi càng cao cột sống càng dễ thoái hóa, tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều - Thói quen sinh hoạt:
Ngồi lâu – ngồi nhiều một chỗ, ngủ sai tư thế, quan hệ tình dục thường xuyên,… cũng là những nguyên nhân thoái hóa cột sống điển hình. - Di truyền huyết thống:
Tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á thấp hơn người châu Âu. - Tính chất công việc:
Những người hay bê vác – gồng gánh đồ nặng, hay cúi gập người hoặc xoay cổ, ngửa cổ nhiều. - Chế độ dinh dưỡng:
Thiếu canxi, magie, vitamin,… khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo làm tăng nguy cơ thoái hóa. - Mắc các bệnh lý bẩm sinh di truyền như:
Hẹp ống sống, gai cột sống s1,…
TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN
- Đau nhức âm ỉ ở vùng lưng, thắt lưng, mông, cổ, vai gáy,… đặc biệt đau nhiều vào lúc chiều tối sáng sớm khi vừa ngủ dậy, đau tăng khi vận động mạnh, đôi khi còn gây cứng cơ, tê liệt tạm thời vùng
- Đau nhức tiến triển trong thời gian dài có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, dạ dày bị co thắt, nhịp tim bất thường,… khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược.
- Thoái hóa đốt sống thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, từ đó cơn đau có thể lan đến nhiều vị trí khác như cánh tay, cẳng chân, đầu gối, bàn chân,…
- Cơn đau cột sống có thể kéo dài khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn nhưng không có dấu hiệu chấm dứt và dễ tái phát trong thời gian ngắn
- Đau tăng khi người bệnh vận động nhiều, làm việc hoặc chơi thể thao quá sức, xoay người hay vặn mình đột ngột, làm việc nặng nhọc, ho, hắt hơi, hoạt động sai tư thế,…
- Người bệnh còn có thể nhận biết các biểu hiện thoái hóa cột sống khi bị mất cảm giác nửa người, teo cơ, khớp biến dạng, cột sống cong vẹo bất thường, dáng đi khập khiễng hoặc tay chân có dấu hiệu tê liệt.
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG
NGUYÊN NHÂN
- Thoái hóa do tuổi tác
Tuổi càng cao thì tốc độ tái tạo sụn khớp và khả năng tiết dịch bôi trơn khớp giảm đáng kể, chính vì thế chất lượng sụn khớp, xương dưới sụn trở nên kém hơn, ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp, khớp có nguy cơ thoái hóa cao. - Hoạt động sai tư thế
Ngồi làm việc một chỗ ít vận động hay ngồi với tư thế thiếu khoa học, lâu ngày có thể khiến các khớp dễ bị tổn thương, tăng tốc độ lão hóa xương khớp và khớp yếu dần đi,… - Dị dạng khớp bẩm sinh
Thoái hóa khớp có thể khởi phát từ các yếu tố di truyền và sự bất thường trong hệ gen bẩm sinh đã có. Nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh thoái hóa thì khi sinh con khả năng di truyền khá cao. - Làm việc nặng nhọc
Các công việc thường xuyên mang vác vật nặng, chạy nhảy hay vận động mạnh đều có thể khiến các khớp xương hoạt động quá sức, dễ bị tổn thương và sớm thoái hóa. - Thừa cân, béo phì
Khi cơ thể có trọng lượng vượt quá mức chịu đựng sẽ gây áp lực lên hệ cơ xương khớp, khiến các khớp x
TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN
Ban đầu cảm thấy đau nhẹ, đau âm ỉ nhưng không liên tục, xuất hiện khi làm các động tác như đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, quỳ gối, vận động mạnh,… Càng về lâu dài, mức độ đau và thời gian xuất hiện cũng tăng theo.
Đau khớp gối đột ngột trong thời gian ngắn hoặc đau kéo dài nhiều tháng liên tục. Cơn đau thường xảy ra ở mặt trước hoặc bên trong khớp, đau tăng khi vận động, giảm đau nếu nghỉ ngơi hợp lý.
Việc di chuyển, chơi thể thao, lao động hay vận động mạnh bị hạn chế, đặc biệt là các thao tác có sự tác động trực tiếp lên đầu gối như gập, duỗi chân, chạy nhanh,…
Khớp đầu gối sưng to, chạm hoặc ấn mạnh gây đau dữ dội, chân có dấu hiệu bị lệch trục kiểu vòng kiềng hoặc kiểu chữ X. Nếu để lâu có thể làm khớp mất chức năng vận động, biến dạng khớp. Xuất hiện tiếng lạo xạo hoặc lục cục khi cử động, hay bị cứng khớp vào buổi sáng, phải mất vài phút xoa bóp nhẹ hoặc cả tiếng đồng hồ mới có thể đi đứng bình thường trở lại.
LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN
NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG
NGUYÊN NHÂN
- Dây thần kinh bị nhiễm lạnh đột ngột
- Bị các bệnh ở nền sọ, vòm họng
- Do nhiễm virus cảm cúm
- Do bị Zona hạch gối
- Mắc các bệnh lý về mạch máu
- Phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt
TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN
- Bị mất vị giác
- Khó nói chuyên bình thường hoặc khó ăn uống
- Nhân trung bị lệch sang bên bị liệt
- Mắt nhắm không kín hay mở lớn ngay cả khi ngủ
- Một bên của khuôn mặt bị yếu, cứng hoặc rũ xuống
- Nghe âm thanh lớn một bên tai bị liệt
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG
NGUYÊN NHÂN
- Tổn thương ở cổ tay
Gãy xương cổ tay do té ngã, gặp tai nạn, mắc bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp vùng cổ tay, trật khớp cổ tay, viêm khớp Gout,… đều có thể phát sinh hội chứng đau ống cổ tay - Yếu tố di truyền
Nếu cấu trúc ống cổ tay nhỏ hơn bình thường do di truyền từ bố mẹ, nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay sẽ cao hơn người bình thường - Độ tuổi và giới tính
Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới, thường gặp nhiều nhất trong độ tuổi từ 45 – 60 tuổi, trường hợp dưới 30 tuổi mắc bệnh khá ít (chiếm khoảng 10%). - Tính chất công việc
Những người thường xuyên sử dụng tay làm việc nặng nhọc, thao tác tay lặp lại nhiều lần (đánh máy, lái xe,…) đều có thể gây áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa cổ tay
TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN
- Tê bì bàn tay: Tê tay chính là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi mắc hội chứng đau ống cổ tay, có thể chỉ xảy ra trong vài phút ngắn ngủi nhưng đôi khi lại kéo dài hàng giờ đồng hồ.
- Cứng bàn tay: Sau một đêm bị tê bì, đau nhức tay, bạn sẽ có cảm giác bị cứng tay vào sáng sớm
- Có cảm giác nóng rát: Do dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép nên có thể phát sinh tình trạng nóng rát.
- Cảm nhận gặp vấn đề: Khả năng cảm nhận nhiệt độ trở nên bất thường, không cảm thấy nóng.
- Đau cổ tay và ngón tay: Đi kèm tình trạng tê tay là triệu chứng đau cổ tay và đau các ngón tay (trừ ngón út). Đặc biệt đau nhiều vào ban đêm lúc ngủ khi cổ tay bị gấp khiến ống cổ tay chịu tác động nặng hơn.
- Lực tay yếu: Bàn tay và các ngón tay trở nên yếu dần, một số thao tác hoạt động hàng ngày như mở tủ lạnh, cầm đũa ăn cơm,rửa chén,… tưởng chừng đơn giản lại thực hiện một cách khó khăn.
- Hạn chế vận động: Khả năng vận động tay bị hạn chế, nếu hoạt động mạnh hay quá sức có thể gây đau dữ dội.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
KHÔNG DÙNG THUỐC TẠI NHÂN HẬU
Điều trị bằng phương pháp châm cứu
(phương pháp y học cổ truyền hiện đại)
Điều trị bằng phương pháp nhu châm cấy chỉ
(phương pháp y học cổ truyền hiện đại)
Điều trị bằng máy
(phương pháp y học cổ truyền hiện đại)
Quy trình khám CHữa bệnh
TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ NHÂN HẬU
Thấu hiểu được nỗi lo lắng và tạo sự thoải mái cho người bệnh khi đến Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ chu đáo và nhanh chóng, để Quý khách hàng có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi với một quy trình khép kín:
01. TIẾP NHẬN THÔNG TIN
02. THĂM KHÁM TẬN TÌNH
03. ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC
vì sao chọn nên chọn
phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu
Với đội ngũ y Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị tiêu hóa, cùng với Bác sĩ nội soi chuyên nghiệp, hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cung cấp và phục vụ khách hàng các dịch vụ y tế có chất lượng cao, và an toàn. Phòng Khám luôn tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về tiệt trùng và khử khuẩn để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh qua dụng cụ nội soi cho khách hàng.
DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG TỐT AN TOÀN – HIỆU QUẢ
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN MÔN, TAY NGHỀ CAO
ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA BỆNH UY TÍN, TIN CẬY
LUÔN TẠO ĐIỀU KIỆN VÀ ĐƯA RA MỨC CHI PHÍ HỢP LÝ
ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA BỆNH
UY TÍN, TIN CẬY
Tọa lạc ở 522 – 524 - 526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM, Phòng khám đa khoa Nhân Hậu trở thành một địa thăm khám uy tín và đáng tin cậy trên địa bàn thành phố.
Bệnh nhân có thể liên hệ ngay để được các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Nhân Hậu hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!
Số điện thoại
0905 038 588
Hotline 24/7