Cơ thể chúng ta có đến 70% là nước, chính vì thế lượng nước chúng ta nạp vào mỗi ngày phải từ 1,5L-2L mỗi ngày. Chính vì thế nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây ra nhiều bệnh và làm tình trạng cơ thể ngày càng hốc hác,… Bài viết này sẽ nêu cho các bạn về Cơ thể thiếu nước gây nên những nguy cơ gì
Nội dung bài viết
Nước có tác dụng gì cho cơ thể
Nước chiếm phần lớn trong cơ thể và đóng vai trò khá quan trọng. Nước trong cơ thể rất cần thiết và tham gia nhiều chức năng. Vai trò của nước bao gồm:
- Điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể
- Tham gia bài tiết chất thải của cơ thể
- Tăng các hiệu suất hoạt động của cơ thể
- Giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa
- Loại bỏ các chất cặn gây bệnh tật
- Giúp ích cho não bộ
- Làm làn da bạn trở nên có sức sống hơn
Cơ thể thiếu nước sẽ bị những vấn đề gì
- Thiếu nước mức độ nhẹ: Những vấn đề thiếu nước mức độ nhẹ sẽ có thể không có những biểu hiện và vấn đề rõ ràng. Nhưng nếu không để ý sẽ gây ra mức độ thiếu nước nghiêm trọng nếu không để ý và bổ sung kịp thời. Lúc này cơ thể bạn sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, táo bón, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi, dễ cáu, lo lắng, chuột rút và đau khớp,… Ngoài ra da bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng không đủ nước sẽ làm da bạn khô và gây nên hốc hác
- Cơ thể thiếu nước ở tình trạng nghiêm trọng: Đối với những cơ thể thì nên cần khoảng 1,5-2L nước mỗi ngày. Nếu bạn là một người thích chơi thể thao thì nước là một vị cứu tinh để bù nước cho cơ thể. Ngay cả khi không khát nước thì bạn vẫn nên bổ sung nước để cơ thể không thiếu nước. Nếu như tình trạng thiếu nước không được cải thiện sẽ gây ra tình trạng sốt, giảm huyết áp, nhịp tim tăng đột ngột, tiêu chảy,…
- Việc trao đổi chất bị chậm: khi thiếu nước cơ thể sẽ bị giảm việc trao đổi chất, các chức năng thải độc và loại bỏ chất thải bị hạn chế.
- Cơ thể thiếu nước dễ gây tăng cân: Khi cơ thể bạn bị mất nước nhẹ. Thì sẽ lẫn lộn với việc đói và khiến bạn cảm thấy đói khiến bạn muốn ăn và sẽ tăng cân.
- Về việc tiêu hóa: Tình trạng táo bón thường gặp trong việc thiếu nước. Tình trạng táo bón sẽ luôn kéo dài nếu như không bổ sung nước.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Khi cơ thể thiếu nước sẽ tăng nhiệt độ lên và khi đó cơ thể đang báo động cho bạn biết bạn đang thiếu nước và cần bổ sung nước. Cũng có thể cơ thể bạn bị giảm nhiệt
- Cơ thể trong tình trạng mệt mỏi: Đây là cảm giác dễ nhận biết của cơ thể thiếu nước. Nếu như mất nước ở một mức độ nhẹ thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không tập trung được trong công việc,… Điều này sẽ làm cho bạn hao hụt năng suất làm việc cũng như việc học,…
- Tăng đường huyết trong cơ thể: Việc tiêu hóa đường cần một lượng nước để hoạt động quá trình này. Nếu như bạn có nguy cơ hay đã mắc bệnh tiểu đường mà không bổ sung nhiều nước sẽ rất nguy hiểm.
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu nước
Nếu như cơ thể thiếu nước sẽ có rõ những biểu hiện sau:
- Lượng nước tiểu giảm, đi tiểu tiện ít: Lượng nước bạn cung cấp cho cơ thể sẽ quyết định tần suất và lượng nước tiểu của cơ thể bạn mỗi ngày. Nếu như mỗi ngày bạn đi tiểu tiện 2-3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ là biểu hiện rõ nhất là cơ thể đang bị thiếu nước
- Nước tiểu đậm màu và tiểu đặc, gắt: Khi bạn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, nước tiểu sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại khi cơ thể thiếu nước thì nước tiểu sẽ bị sẫm màu và tiểu gắt và đặt hơn bình thường
- Thiếu nước sẽ khiến da khô: Tình trạng thấy rõ nhất khi thiếu nước là da sẽ khô và làm cho làn da bong tróc thấy rõ.
- Khô miệng và gây hôi miệng: cơ thể một khi thiếu nước sẽ làm giảm lượng nước bọt tiết ra trong miệng. Việc này sẽ dẫn đến miệng khô và gây mùi hôi khó chịu
- Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Đây cũng là một trong những biểu hiện rõ cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước trầm trọng. Khi não không được cung cấp đầy đủ nước sẽ dẫn đến các triệu chứng đau đầu, nhất là khi cơ thể bạn di chuyển. Song song đó các hệ tuần hoàn sẽ bị chậm các hoạt động gây ra các dấu hiệu ù tai, hoa mắt,…
- Táo bón: Đây là một trong những dấu hiệu thể hiện rõ nhất. Nếu cảm thấy cơ thể đau bụng ngầm ngầm và gây ra khó đi ngoài. Việc đó báo động cơ thể đang bị mất nước trầm trọng
- Giảm huyết áp và làm nhịp tim tăng: Khi thiếu nước cơ thể sẽ bị hạn chế sự lưu thông, gây giảm huyết áp. Làm cho nhịp tim tăng là một trong dấu hiệu của cơ thể đang thiếu nước
Bổ sung nước như thế nào là đúng cách
- Nên ngồi uống nước thay vì đứng uống: Thường chúng ta sẽ có thói quen, khi rót nước xong chúng ta sẽ thường đứng để uống luôn thay vì ngồi xuống. Khi ngồi uống sẽ giúp chúng ta cân bằng lượng chất lỏng. Bên cạnh đó sẽ hạn chế tích tụ các chất lỏng gây ra các vấn đề xương khớp. Ngoài ra sẽ giúp cơ thể có thể thư giãn hơn ở các dây thần kinh và thận cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn
- Uống từng ngụm nhỏ: Khi uống nước nếu uống quá vội vã và uống quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng sặc nước. Nên uống từng ngụm nhỏ và uống từ từ vì nước bọt cần thời gian để có thể hòa lẫn với nước. Bên cạnh đó có thể giúp việc làm dịu và không gây áp lực trong hệ tiêu hóa
- Nên chia ra uống nhiều lần trong ngày: Khi chia ra uống nước nhiều lần trong ngày sẽ giúp việc điều tiết hoạt động hài hòa hơn. Việc uống nước đều như vậy sẽ giúp ích cho việc giảm cân vì sẽ giúp bạn cảm thấy no và không ăn quá nhiều. Không nên nhịn khát quá lâu rồi uống một lần sẽ giúp cơ thể bạn khó chịu hơn
- Nên tạo thói quen uống nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội: Việc uống nước bằng nước lạnh hoặc nước đá thì sẽ không nên bằng việc uống nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội. Vì nước lạnh hoặc đá có thể gây sốc nhiệt cho các cơ quan và làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Uống nước lạnh còn dẫn đến tiêu hóa và gây cho việc tuần hoàn máu gây khó khăn. Việc uống nước ấm và nước đun sôi để nguội giúp ích cho việc tuần hoàn máu, trao đổi chất và không bị táo bón. Nước ấm còn một công dụng khá hay đó là giúp ích cho việc giảm cân và giảm triệu chứng đầy hơi
- Không nên sử dụng quá nhiều nước trước khi ăn: Việc uống nhiều nước trước khi ăn sẽ khiến cho bao tử của bạn không thể chứa thêm thức ăn, lúc này khi chúng ta ăn vào thì bao tử sẽ không đủ không gian thực hiện việc tiêu hóa và sẽ gây ra tức bụng, khó chịu. Chính vì thế bạn nên uống nước trước 30’.
- Không nên vừa ăn vừa sử dụng nước: Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, dạ dày sẽ bắt đầu thực hiện hành động nghiền thức ăn và lúc này bao tử sẽ tiết ra các dịch vị làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Nếu như sử dụng nước trong lúc này sẽ khiến bao tử phải hoạt động nhiều hơn để xử lý lượng nước, từ đó các dịch vị trong bao tử sẽ tiết ra lâu hơn và khó hơn
- Khi thức dậy nên uống một ly nước: Cơ thể khi đang ngủ vẫn diễn ra quá trình hoạt động bình thường, sau khoảng thời gian ngủ dậy sẽ khiến cơ thể bạn mất một lượng nước lớn vì thời điểm này là thời điểm thích hợp để thải độc tố ra ngoài. Chính vì vậy một ly nước mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể thải độc tố và tiêu hóa tốt, giữ cơ thể luôn tươi trẻ, tránh rất nhiều bệnh tiềm ẩn có tích tụ bên trong cơ thể
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Nếu gặp vấn đề về sức khỏe và cần tư vấn thì bạn hãy liên hệ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu. Chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề về sức khỏe của bạn và giải thích chi tiết từng bệnh bạn thắc mắc. Các bác sĩ tại đây sẽ tận tình chỉ dẫn cho bạn. Bên cạnh đó các y bác sĩ với tay nghề và chuyên môn cao sẽ giúp bạn an tâm hơn khi thăm khám tại đây.
Với các thiết bị hiện đại được nhập từ các nước có nền y tế hàng đầu. Giúp cho việc chẩn bệnh trở nên chính xác và mau chóng hơn.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu