Suy thận cấp có rất nhiều nguyên nhân gây nên và chủ yếu bị ở các đối tượng lớn tuổi. Và việc này nếu phát hiện sớm và điều trị thì có thể sẽ phục hồi hoàn toàn. Có rất nhiều người lớn tuổi mắc suy thận cấp chính vì thế bài viết này sẽ chia sẻ cho người đọc biết về bệnh suy thận cấp có nguy hiểm không
Nội dung bài viết
Thận là gì và đóng vai trò gì
Thận là một nội tạng trong hệ bài tiết, thận có hai quả và mang nhiều chức năng. Thận đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiết niệu và điều tiết các chất điện phân, duy trì sự ổn định các axit-bazo, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp.
Thận còn đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên của cơ thể và lọc các chất thải theo niệu quản đến bàng quang và thải ra ngoài. Thận còn chứa các chất thải như ure, amoniac,…
Suy thận cấp là gì?
Suy thận cấp được biết đến là tình trạng suy giảm cấp tính của độ lọc cầu thận. Việc này khiến cho các chất điện giải hoặc các chất dư thừa không được đào thải ra khỏi máu. Bệnh suy thận cấp xảy ra ở người thận bình thường hoặc có thể là người có bệnh thận.
Nếu người bệnh đang có bệnh nền trong cơ thể như bệnh phổi , tim mạch,… thì tình trạng suy thận cấp sẽ khiến cho các chất độc tích tụ lại bên trong cơ thể và gây nên nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng nếu phát hiện kịp thời thì sẽ có thể hồi phục hoàn toàn.
Nguyên nhân gây suy thận cấp
- Do thận bị tổn thương nên quá trình di chuyển của máu đến thận bị chậm
- Ống dẫn nước tiểu ở thận bị tắc nghẽn khiến các chất độc không thể ra khỏi thận
- Đường tiểu bị nhiễm trùng, thận bị tổn thương do suy tim sung huyết
- Cao huyết áp hoặc tiểu đường cũng là nguyên nhân gây suy thận cấp
- Do hạ huyết áp
- Nhiễm trùng hoặc nhồi máu tim hay do suy gan
- Dùng các thuốc như aspirin, naproxen,…
- Ung thư cũng là một nguyên nhân gây suy thận cấp
Dấu hiệu bị suy thận cấp
Khi mắc bệnh thì các dấu hiệu bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu: Lúc này người bệnh luôn có cảm giác muốn nôn và sẽ nôn ói, đau tức ngực, khó thở và đặc biệt là nước tiểu sẽ giảm dần,… Thường thì những triệu chứng trên sẽ kéo dài trong khoảng 24h đầu kể từ khi bệnh xuất hiện. Bệnh sẽ hoàn toàn hồi phục nếu như điều trị kịp thời.
- Giai đoạn khô niệu và xảy ra tình trạng thiếu máu: Đối với triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng đặc biệt là thiểu niệu và vô niệu. Khi tình trạng này chuyển biến nặng bệnh nhân sẽ rất dễ tử vong. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 1-2 tuần thì bệnh nhân mới có thể có nước tiểu.
- Sẽ xuất hiện các dịch thừa làm nên các triệu chứng như suy tim, ứ huyết, viêm phù phổi và nước tiểu sẽ có màu sẫm và có thể lẫn cả máu, kèm mủ hoặc vi khuẩn ở nước tiểu. Nặng hơn là xuất huyết trong nội tạng, giảm huyết áp và có các dấu hiệu rối loạn ở não.
- Giai đoạn có thể tiểu tiện trở lại: Lúc này bệnh nhân có thể tiểu tiện được và lượng nước tiểu tăng dần nhưng rối loạn điện giải vẫn còn, bệnh nhân lúc này có thể bị mất nước do đi tiểu nhiều. Tăng kali máu và ure
- Giai đoạn hồi phục suy thận cấp: Giai đoạn này là giai đoạn phục hồi chức năng. Lúc này nồng độ ure huyết tương và creatinin tăng.
Biến chứng khi bị suy thận cấp
Suy thận cấp sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời:
- Gây nên suy thận mãn tính: Khi bị suy thận cấp có thể gây nên mất thận vĩnh viễn và tình trạng này gọi là suy thận mãn tính. Các triệu chứng gồm nôn, buồn nôn, tức ngực, sụt cân bất thường, ăn không ngon miệng,… Đối với những người bị thận giai đoạn cuối thì cần phải lọc máu suốt đời để bỏ các chất độc có trong máu, các chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể và bên cạnh đó phải ghép thận để duy trì sự sống
- Tim bị tổn thương do bị suy thận cấp: Tim và thận sẽ có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Nếu như thận có dấu hiệu bất thường sẽ khiến hormone điều hòa huyết áp không ổn định làm cho tim phải bơm máu nhiều hơn và việc này khiến tim rất dễ bị tổn thương.
- Suy thận cấp dẫn đến bị tổn thương hệ thần kinh: Khi suy thận cấp sẽ gây nên rối loạn hệ thần kinh, cơ co giật, gây hôn mê. Nếu tình trạng này kéo dài dễ khiến cho hệ thần kinh bị tổn thương khó hồi phục
- Suy thận cấp gây yếu cơ: Khi các chất điện giải và các chất lỏng bị mất cân bằng do bị tổn thương thận và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng yếu cơ
- Huyết áp tăng cao: Đối với những thay đổi ở thận có thể làm đảo lộn việc cân bằng tự nhiên của cơ thể. Việc này khiến cho cơ thể của người bệnh tăng huyết áp lên. Và nếu không điều trị thì dễ dẫn đến đột quỵ
- Yếu các cơ: Khi các chất điện giải và chất lỏng của cơ thể đang mất cân bằng do suy thận cấp nếu không điều trị và can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng yếu cơ
Điều trị suy thận cấp như thế nào
- Điều trị bằng thuốc chữa suy thận cấp như một số thuốc lợi tiểu,…
- Chữa trị bằng cách giải quyết vấn đề về các biến chứng của suy thận cấp và điều quan trọng là cân bằng nước điện giải.
- Lọc máu khi suy thận cấp: Lọc màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo đều sẽ có hiệu quả như nhau trong việc điều trị thận cấp. Đối với chạy thận nhân tạo thì thường sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp như viêm phù phổi, tăng kali máu,…
- Chạy thận nhân tạo: Đây là phương pháp đặt máy ngoài cơ thể tạo nên vòng tuần hoàn dẫn máu chứa nhiều chất điện giải, các chất thải qua bộ lọc và làm cho máu sạch trở lại
- Lọc màng bụng: Khác với việc chạy thận nhân tạo, phương pháp này dùng niêm mạc vùng bụng của người bệnh làm đào thải các chất dư thừa độc hại ra khỏi máu.
Cách phòng ngừa suy thận cấp
- Nên bổ sung các chất dinh dưỡng nhưng nên hạn chế protein để ngăn ngừa các biến chứng
- Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều kali như socola và một số loại trái cây. Vì nếu thận không hoạt động thì lượng kali cao có thể gây hại cho tim
- Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và có sự chỉ định của bác sĩ
- Uống nước đầy đủ và xem lượng nước tiểu hằng ngày.
- Hãy liên hệ cho bác sĩ nếu như có dấu hiệu ớn lạnh, mệt mỏi cơ thể, nhức đầu, nôn ói và tiêu chảy. Không nên dùng thuốc lung tung vì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thận
- Điều trị các bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường, nhiễm trùng và suy tim sung huyết
Suy thận cấp nguy hiểm không
Rất nhiều thắc mắc không biết nếu mắc phải suy thận cấp có nguy hiểm dẫn tới tử vong không. Thì theo như thực tế cho thấy nếu như bệnh nhân điều trị không đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng thận chí có thể gây tử vong
Đối tượng càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh suy thận cấp càng cao. Theo thống kê thì độ tuổi dễ mắc suy thận cấp nhất là ở độ tuổi từ 65-75. Bệnh suy thận cấp diễn ra khá nhanh chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Suy thận cấp có thể gây nên tử vong nếu phương pháp điều trị không đúng và không điều trị kịp thời. Nếu như điều trị sớm thì có thể hồi phục hoàn toàn như bình thường.
Nếu như phát hiện trễ và điều trị muộn thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các biến chứng làm tiên lượng của bệnh nhân xấu đi. Theo thống kê báo cáo từ Châu Âu thì tỉ lệ tử vong đạt khoảng 8% nếu như chỉ thận bị tổn thương. Còn nếu lan sang các cơ quan nội tạng khác thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 75%.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Cơ thể chúng ta nếu có dấu hiệu bất thường thì hay đi kiểm tra ngay. Nên để ý và quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình bạn. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu đem lại sự an tâm và sức khỏe khi bạn thăm khám tại đây.
Với bác sĩ có chuyên môn và các phương pháp chữa bệnh tiên tiến hiện nay. Bên cạnh đó các thiết bị hiện đại giúp cho việc chẩn đoán bệnh có độ chính xác cao. Với phương châm “ Đến niềm nở, Ở tận tình, Về dặn dò chu đáo”
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-20h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)
Bài viết trên được tham vấn y khoa các bác sĩ có chuyên môn cao của Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Hậu